K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ở Hà Nội có một món ăn dân dã là bún ốc nguội thì ở thành phố hoa phượng đỏ cũng có một món ăn đặc sản đã gắn bó với người dân từ lâu. Đó là bánh đa cua. Món ăn này được ví von như một thứ quà ngon của người dân Hải Phòng, bởi lúc sáng hay trưa, chiều tối, người ta vẫn có thể thưởng thức món ăn này thay cơm.

Nhìn vào một tô bánh đa cua, người sành ăn có thể đoán ra nguyên liệu làm nên món ăn này không có gì là cao sang, đắt đỏ mà chỉ là những sản phẩm của đồng ruộng như cua đồng, rau muống, rau nhút… Nhưng với sự tỉ mỉ, khéo léo, những nguyên liệu tưởng như quê mùa ấy lại làm nên một món ăn đậm đà tình quê

Trước tiên là nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch, thịt cua sẽ được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó. Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.

Bánh đa cua là món ăn đặc sản của thành phố cảng không chỉ bởi nước dùng ngon mà còn đặc biệt ở sợi bánh đa nâu sậm - loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh không phải để khô lúc nào dùng cũng được mà phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Vì thế sợi bánh đa có độ mềm và dai ăn rất ngon. Làng Dư, Hàng Kênh được xem là vùng làm bánh đa chính ở Hải Phòng. Bao năm kinh nghiệm từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lò lửa khi tráng bánh,... đều được chú ý kỹ càng để có thể làm ra những sợi bánh vừa ngon vừa dòn, vừa dai vừa quánh mà không bị cứng.

Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu sắc: màu hồng nâu của gạch cua, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt, màu vàng của những tép hành khô giòn rụm, màu đỏ của cà chua, của ớt. Tất cả hoà chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa chần sơ bỏ vào trong tô, bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt, sau đó chan nước dùng thật nóng là nước xương và nước cua đã gạt hết bọt, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi mùi vị của nó.

Ở Hải Phòng, món bánh đa cua kéo người sành ăn trong thời tiết oi bức của mùa hè bởi màu xanh mát rượi của rau muống xanh giòn, vào mùa đông lạnh là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy. Thế mới biết không phải món nào đắt tiền mới ngon, mà cái ngon của món ăn thường là thứ quà quê, vì thế nó mới đủ sức lôi kéo khách phương xa mỗi khi đến thăm vùng đất cảng. Bánh đa cua - một thứ bánh mộc mạc, bình dị cũng giống như phẩm chất của người dân nơi đây đã góp phần làm nên nét đẹp quê hương xứ sở.

7 tháng 1 2018

CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN

1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong

3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi

4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)

7 tháng 1 2018

CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN

1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng

2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men

4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"

9 tháng 1 2020

thật chứ

9 tháng 1 2020

nhanh nhanh các bợn ơi!!!!!!!!!!!!!!

8 tháng 1 2018

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

22 tháng 10 2018

lên googlecho nhanh,ở đây ít người biết.Trang WIKIPEDIA có tất cả mọi thứ.

22 tháng 10 2018

Câu 1: 

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Câu 2: 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Câu 3: 

 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

16 tháng 2 2021

Bạn triển khai các ý như:

-Hay,giàu, vô vàn

- Tác dụng của các câu tục ngữ ở HP

-Nêu 1 số vd về vài câu tục ngữ hay và ý nghĩa

- Chúng ta cần phải làm j để bảo tồn và phát huy các câu tục đó?

 

   Kho tàng nghệ thuật về ca dao,tục ngữ ở Việt Nam vô cùng có giá trị mang tính nghệ thuật cao,và các câu ca dao ,tục ngữ được lưu truyền ở Hải Phòng cho tới tận bây giờ đã góp phần tô điểm thêm cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp ấy.Có một số câu tục ngữ tiêu biểu như:

Hải Phòng có bến Sáu Kho                Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng.

Mỗi câu ca dao,tục ngữ đều có một ý nghĩa riêng làm nổi bật lên nét phong phú của vùng đất này.Có nhiều câu tục ngữ khuyên người ta chăm chỉ,nỗ lực và nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nữa đang ẩn sâu trong các câu ca dao,tục ngữ ấy.Đã trải qua rất nhiều thời gian nhưng các câu tục ngữ vẫn được lưu hành và sử dụng rộng rãi điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của nó rất cao đối với các thế hệ sau này.Mong rằng dân tộc chúng ta sẽ cố gắng ,giữ gìn để các thế hệ sau này thấy được kho tàng kiến thức muôn màu của ông cha ta.

25 tháng 3 2022

là : Bánh đa cua.

25 tháng 3 2022

 Bánh đa cua.

25 tháng 3 2022

cung cấp tri thức khách quan  mọi người về những sự vật, hiện tượng, vấn đề,… của bánh đa cua Hải Phòng.