biểu cảm về 1 nhân vật trong truyện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Phương Định:
- Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường dữ dội, khốc liệt
+ Vào chiến trường ba năm quen với thử thách, hiểm nguy, một ngày đối diện với cái chết nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng
+ Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ trinh sát, dành tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận
+ Cô ý thức được vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của mình
+ Những lần phá bom, mặc dù không khí chứa đựng sự căng thẳng, nhưng Phương Định vẫn dũng cảm, hành động phá bom dứt khoát, dũng cảm
- Là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, luôn nhớ và yêu Hà Nội
→ Phương Định là cô gái trẻ, cá tính, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Ý nghĩa - Giá trị- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.
Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.
Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ khỏng phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.
Bốn yếu tố ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. Thông thường, một cửa hàng muốn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người. Có bốn người góp ý về tấm biển. Mỗi người bảo ống chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữ đề trên biển. Người đầu tiên bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI? Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.Người thứ hai nhìn tấm biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là Ở ĐÂY? Nghe thế, ông chủ vội xóa hai chữ ấy đi. Dòng chữ còn lại là CÓ BÁN CÁ. Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo: - Ỏ đây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là CÓ BÁN? Ngẫm cũng cỏ lí, ồng chủ xóa liền hai chữ CÓ BÁN. Rốt cuộc, tấm biển còn mỗi chữ CÁ. Chẳng cứ ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng người thứ tư lại bảo: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển. Thoạt nghe, ta tưởng ý kiến của từng người đều có lí nhưng nghĩ kĩ thi hóa ra không phải. Bởi vì người góp ý không hiểu được chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ giữa nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của khách ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, ngửi, xem xét mặt hàng thay cho thông báo gián tiếp là chức năng, đặc điểm của ngôn ngữ. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến một hoặc hai từ mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu. Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì. Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế. Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động. Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào? Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ rặng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Tham Khảo:
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Tham khảo
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
(dàn ý sương sương)
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả (Thanh Tịnh), tác phẩm (tôi đi học).
- Khái quát nội dung: dòng cảm xúc trong trẻo, thơ ngây của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học.
* Thân bài:
Ý 1: Khái quát.
- Khái quát lại nội dung của truyện ngắn ''tôi đi học''.
- Khái quát lại dòng cảm xúc của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đến trường.
Ý 2: Phân tích, cảm nhận từng chi tiết hình ảnh dòng cảm xúc của nhân vật ''tôi''
Ý 3: Tổng kết lại.
* Kết bài: Nêu cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật ''tôi'' và liên hệ.
- Nhân vật "tôi" bồi hồi xúc động trước biến đổi về thiên nhiên, cảnh vật -> những kỉ niệm đẹp, sâu đậm về ngày tựu trường đầu tiên sống lại trong lòng nhân vật hết sức tự nhiên.
- Ý nghĩ muốn thử sức mình cầm sách vở, bút thước -> ý thức về sự trưởng thành, tự lập
- thấy trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như đình làng -> sự so sánh hết sức ngộ nghĩnh, thú vị, độc đáo.
- vui vẻ trước sự chào đón của thầy cô, bịn rịn lưu luyến mẹ -> những cử chỉ, cảm xúc tự nhiên nhất nhân vật "tôi".
A. Mở bài :
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người luôn trăn trở, tìm tòi và đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật trong cách viết của mình đặc biệt là sau năm 1975.
- Truyện ngắn “Bến quê” là một tác phẩm có tính chất triết lí sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời của một con người.
- Nhân vật Nhĩ trong câu chuyện là hình bóng một con người rất thực với đời sống nội tâm phong phú đầy trải nghiệm.
- Qua việc sáng tạo hình tượng nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc thức tỉnh sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương.
B. Thân bài.
1. Hoàn cảnh của Nhĩ
+ Câu chuyện viết về số phận của Nhĩ, nhân vật chính của truyện, một người đàn ông đã từng bôn ba, được tiếp xúc nhiều nơi, chiêm ngưỡng bao vẻ đẹp kì quan của thế giới nhưng đến cuối đời lại bị một căn bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển và đang sống những ngày cuối cùng, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Nhưng hoàn toàn trái ngược với cái lẽ thường tình mà nhiều nhà văn khác thường khai thác loại tình huống này để nói lên cái khát vọng sống mãnh liệt và cái sức sống mạnh mẽ của con người (Giắc lân đơn ; Ô- hen ri), Nguyễn Minh Châu tạo tình huống nghịch lí này để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
Nhưng cũng chính lúc này, anh mới phát hiện ra vùng đất bên kia sông- nơi bến quê quen thuộc của quê vợ - một vẻ đẹp bình mà hết sức quyến rũ mà anh chưa một lần đặt chân đến. Và cũng chính lúc này, nhận được sự chăm sóc ân cần, chu đáo của vợ, anh mới nhận ra vẻ đẹp, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Và anh khát khao cháy bỏng được đặt chân một lần lên bến quê – bờ bãi bên kia sống, cái miền đất thật gần gũi mà bây giờ với anh trở nên xa lắc.
⇒ Phải chăng nhà văn đã đặt nhân vật Nhĩ – hay đang hoá thân vào nhân vật vào trong tình huống với cả một chuỗi những nghịch lí như thế là nhằm hưóng người đọc đi đến một nhận thức về cuộc đời : Cuộc sống và số phận con người chứa đựng đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những điều dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Mặt khác còn là để khẳng định cái triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả một đời người : Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình như đã nói ở trên.
2. Những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ
a. Sự thức nhận của Nhĩ thể hiện qua sự cảm nhận của anh về thiên nhiên trong một sớm đầu thu.
- Thiên nhiên trong buổi sớm đầu thu không đẹp như những bức tranh thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác chẳng hạn như : Cô Tô – Nguyễn Tuân, hay “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Cảnh thiên nhiên được cảm nhận bằng cái nhìn đầy tâm trạng, bằng những cảm xúc tinh tế của nhân vật Nhĩ, một con người sắp từ giã cõi đời nên cảnh vật ấy dần hiện ra với những vẻ đẹp riêng. :
+ “Những bông hoa bằng lăng tím cuối mùa dần thưa thớt, sắc hoa vốn đã nhợt nhạt giờ lại đậm sắc hơn… để rồi cuối cùng thẫm màu hơn, một màu tím thẫm như bóng tối”. Đâu phải là những màu sắc tươi tắn mà là những sắc màu của sự tàn phải, là dấu hiệu của sự tiêu biến. Và cái tàn lụi đó bỗng trở nên gấp gáp hơn, vội vã hơn, nhẫn tâm hơn bởi nó gắn bó với tâm trạng của con người.
+ Đặc biệt là anh nhận ra vẻ đẹp của bến quê – đó là vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông : Hình ảnh con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Ngay cả cái vòm trời mùa thu như cao hơn : Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi…. Cả một vùng phù sa lâu đời cũng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non.. những màu sức thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở…. Đó là những hình ảnh rất thực, rất quen thuộc, gần gũi nhưng chỉ đến sáng hôm nay Nhĩ mới cảm nhận ra được như một phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng. Có cảm giác như lần đầu tiên anh mới nhìn thấy.
+ Từ sự thức nhận những vẻ đẹp bình dị nơi bến quê, trong anh có sự so sánh, chiêm nghiệm : “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Phải chăng đây là tâm trạng của một con người đang nặng trĩu những từng trải, đau thương : yêu quê hương nhưng một đời người thường phải li hương, thường hờ hững và mắc vào cái điều vòng vèo, chùng chình nên giờ thì cảm thấy tiếc nuối, xa xôi.
- Và bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát. Tuy ngày nào cũng uống thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm, hôm nay “cũng chỉ cảm thấy như hôm qua”. Nhấc mình ra được bên ngoài tấm nệm đang nằm, Nhĩ cảm thấy như mình “vừa bay được một nửa vòng trái đất”. Lạc quan, hi vọng như Liên làm sao được. Anh chỉ còn biết hài hước đùa vui để đêm đêm con người thực của anh thao thức, lắng nghe, cái âm thanh mà vợ anh giả vờ không nghe : ấy là cái bờ đất lở phía bên này cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ. Có lúc Nhĩ thảng thốt, giật mình như bấm đốt ngón tay : “hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ?”. Trước những lời anh hỏi vợ và sự im lặng của Liên, ta cảm nhận được cuộc sống buồn tẻ, chán ngắt và đầy tuyệt vọng, cái chết đến dần với anh. Rõ ràng con người suy kiệt về thể xác nhưng lại tỉnh táo, sáng suốt về tinh thần trong hoàn cảnh ấy rất dễ rơi vào tâm trạng bế tắc, bi quan, hoặc khao khát, chiêm nghiệm về một cái gì lớn lao thuộc chân lí cuộc đời. Nhĩ ở trường hợp thứ hai.
b. Cảm nhận của Nhĩ về Liên (vợ anh).
- Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ.
- Anh nói với chị Liên : “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh”. Còn Liên đã trả lời : “Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này”..
- Nhìn vợ bước xuống cầu thang với tiếng bước chân “rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm”, anh đã xót xa vô cùng. Cái bậc gỗ ấy đã mòn lõm, Nhĩ mới có điều kiện để lắng nghe bước chân thân thuộc ấy và nhớ đến vợ anh thời con gái còn mặc áo nâu, chít khăn mỏ quạ nay đã là một phụ nữ thị thành mà cuộc đời nào có khấm khá gì hơn. Điều đó không khỏi làm Nhĩ ngạc nhiên và buồn bã. Giờ đây, anh mới thực sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc người vợ của mình : “Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
- Thật là đau đớn với anh vì đời người sắp hết mới nhận ra sự thờ ơ của mình trong quãng đời còn trẻ với những người thân thuộc nhất. Đáng ra chính Nhĩ đã phải phát hiện từ sớm để được suốt đời trân trọng, yêu thương như tình yêu mà Quỳ đã dành cho nhân vật “anh ấy” (Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành ). Hay nói như tác giả đã viết trong truyện ngắn “Cỏ lau” : người chết thì đã chết (mà Nhĩ cũng đã biết mình sắp chết)… Vậy anh hãy nói điều gì cho người sống được yên tâm. Sao Nhĩ vẫn lặng thinh ? Vẫn cứ chùng chình, im lặng ? Nhưng dẫu sao sự thức nhận muộn màng ấy vẫn còn lấp lánh vẻ đẹp của lương tâm bởi tuổi trẻ có phải ai cũng nghĩ ra đâu ?
c. Sự thức nhận ấy đã đọng lại trong niềm khát khao cháy bỏng của anh.
- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông để được chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi mà có một thời Nhĩ đã lãng quên nó. Sang được bờ sông bên kia , với Nhĩ vừa là mơ ước, vừa là suy ngẫm về cuộc đời.
- Tính biểu tượng từ “cái bên kia sông” mở ra hai tầng ý nghĩa, trước hết, nó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái “bên kia sông” của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới mơ ước kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Miền đất ấy là ước mơ. Miền đất ấy cũng gợi trong Nhĩ bao nhiêu suy ngẫm về cuộc đời có thực. Hình ảnh có thực về cuộc đời chứ không phải danh lam thắng cảnh, nước biếc non xanh, cuộc đời có thực ấy thật nguyên vẹn, thật dung dị “cả trong những nét tiêu sơ”.
- Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng “mơ ước tâm tưởng” ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là “một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên”. Những hành động, cử chỉ của cậu con trai phải chăng chính là hình ảnh của Nhĩ thuở nào. Nhìn đứa con không hiểu được điều anh nhờ nó, anh đã rút ra triết lí sâu xa đó như nỗi niềm đau đớn pha lẫn sự ân hận của riêng anh : “con người ta trên đường đời khó tránh được những cái điều vòng vèo và chùng chình”
- Đó là triết lí của một người đã trải nghiệm “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”, đã có ước muốn xa vời mà cuộc đời khi còn trẻ vô tình bỏ qua những cái bình dị ngay bên ta. Vậy là không phải triết lí của một mà của hai thế hệ anh nhìn thấy nên nó có tính chất quy luật tâm lí của con người. Hiểu được triết lí ấy ta mới hiểu được ý tưởng sâu xa của tác giả như muốn khuyên mỗi chúng ta đừng lãng phí thời gian vào những điều vòng vèo chùng chình mà cần trân trọng những giá trị bền vững, những vẻ đẹp bình dị của cuộc đời ở ngay bên ta.
d. Hành động cuối truyện:
- Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Phát hiện ra cuộc đời ở chiều sâu, được đi tìm nó đối với Nhĩ là một sự hồi hộp vô biên. Cho nên hai con mắt của con người say mê và đau khổ ấy sáng lên “long lanh” một cách khác thường. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Thời gian không thể chờ đợi anh thêm một chuyến đò khác ! Vì thế anh lấy hết sức “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai hãy tiến lên thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.
3. Ý đồ của nhà văn khi xây dựng nhân vật Nhĩ:
- Nhân vật Nhĩ trong truyện cũng như nhiều nhân vật khác trong truyện của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời. Tác giả đã gửi gắm qua nhận vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí : nhân vật Nhĩ không đại diện cho một ai mà là cho tất cả. Chính những chiêm nghiệm, những triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật thông qua những diễn biến của tâm trạng, dưới sự tác động của hoàn cảnh đã được miêu tả tinh tế, hợp lí làm cho tác phẩm mang tính luận đề một cách tự nhiên mà sâu sắc.
C. Kết luận.
- Có thể nói Nguyễn Minh Châu đã rất thành công khi miêu tả tinh tế tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật Nhĩ. Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong những tình huống đầy nghịch lí để khắc hoạ tính cách, tư tưởng và để thể hiện cái triết lí về cuộc đời.
- Từ những “nhận thức đau đớn và sáng ngời” của Nhĩ, người đọc nhận ra một triết lí sâu sắc ở đời : “Con người trên đường đời thường mắc phải cái vòng vèo hoặc chùng chình. Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, đích thực và bền vững của cuộc sống, của quê hương”.
- Mỗi chúng ta hãy luôn tự ngẫm về mình, ngẫm về cuộc đời và những hành động của mình trong lúc chưa quá muộn.
Tham Khảo
Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện về nhân vật ông lão đánh cá. Trong một lần đi đánh cá, ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng nhận được lời cầu xin tha mạng nên ông đã thả nó đi. Từ hành động này, chúng ta thấy được ông lão là một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không cần đến sự trả ơn. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ vợ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy, ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.
tk
Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Qua đó có thể thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng chính sự hiền lành của lão đã khiến mụ vợ nổi lòng tham lam, lúc đầu mụ yêu cầu chiếc máng mới thay cho chiếc máng lợn đã vỡ. Điều mong muốn ấy có thể hiểu và cũng thông cảm được vì nó thiết thực trong cuộc sống của vợ chồng lão. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.
Tham Khảo:
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.
Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.
Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.
Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.
Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.
Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.
Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.
bn tham khảo :
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh