K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.



“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”



Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.



Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”



Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.

“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”



Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.



Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.

17 tháng 11 2016

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

24 tháng 2 2017

- Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.

- Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta. Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

19 tháng 7 2018

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lí Thường Kiệt)

Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, và đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông cầu.

Mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta

Bài thơ là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)

Như hà là làm sao, nghịch là trái ngược, lỗ là bọn mọi rợ. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên vì chúng tự xưng là thiên triều sao lại làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu. 

Tư thế của ta vững vàng: ta giữ gìn biên cương, bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận, rõ ràng chính nghĩa. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược với tư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọ ngu xuẩn, tham lam đáng khỉnh miệt.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng.)

Nhữ đẳng là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem, thủ là nhận lấy, bại là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả. Câu thơ là câu trả lời, nhưag không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng.

Câu thơ cuối cùng nôi tiếp mạch thơ của ba câu trên. Không thông được chân lí của nhân gian, cũng không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.

Bài thơ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta từ nghìn năm trước. Quyền độc lập, tự chủ này được phát triển cụ thể trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Mỗi bên hùng cứ một phương…), và trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập…)

Truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lí: dân tộc ta luôn luôn chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Bọn phong kiến phương Bắc đã mười lăm lần xâm lược nước ta, gần đây là thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, nhưng cuối cùng chúng cũng thất bại, bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi. Quả thật tinh thần quật khởi chống xâm lược ấy được phát huy từ tinh thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư vậy.

hok tốt

19 tháng 7 2018

Tra trên google nhé !

 

Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 7

 
Mỗi tác phẩm văn học chắc chắn đều mang lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, vậy Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của các em là gì, em cùng viết bài văn để bày tỏ cảm nghĩ của mình về tác phẩm cũng như trau dồi thêm cho mình kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho tốt hơn.

Bài viết liên quan

  • Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà
  • Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiên
  • Soạn bài Sông núi nước Nam
  • Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
  • Chứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng...

 
  • Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà
  • Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiên
  • Soạn bài Sông núi nước Nam
  • Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
  • Chứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng...
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4
5. Bài mẫu số 5
6. Bài mẫu số 6
 

Đề bài: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

cam nhan khi doc bai tho nam quoc son ha

6 bài văn mẫu Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất "đắt" ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do "Trời" định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Nam quốc sơn hà – Wikipedia tiếng Việt

2 tháng 12 2021

Đây nha bạn

undefined

3 tháng 12 2018

Năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân [18] có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.[19][20]

Theo sách Việt điện u linh – Chuyện Trương Hống và Trương Hát

Thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh dẹp Lý Huy ở Long Châu, đóng quân ở cửa Phù Lan, đêm ngủ mộng thấy hai người kỹ vĩ, diện mạo khôi ngô đến ra mắt nhà vua và xin trợ chiến. Nhà vua hỏi danh tính, họ trả lời rằng họ là anh em vốn người Phù Lan, làm tướng của Triệu Việt Vương, Việt Vương bị Lý Nam Đế đánh bại. Nam Đế làm lễ trọng ý muốn cho họ làm quan; hai em chối từ, trốn vào núi Phù Long, Nam Đế nhiều lần cho người truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Hai anh em đều uống thuộc độc mà chết. Thượng đế thương họ vô tội cho làm Than Hà Long Quân Phó Sứ, tuần hai sông Vũ Bình và Lạng Giang đến tận trên nguồn, hiệu là Thần Giang Phó Đô Sứ. Trước kia đã giúp vua Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng.

Nam Tấn Vương tỉnh dậy mới đem tế và khấn thần phò trợ. Sau đó Nam Tấn Vương thắng trận, bình xong quân Tây Long vua sai sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt. Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình.

Thời vua Nhân Tông nhà Lý, binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng:

Sông núi nhà Nam Nam đế ở

Phân minh trời định tại thiên thư.

Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm

Bọn chúng rồi đây sẽ bại hư.

Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai.[21]

Theo Bửu Diên Nguyễn-Phúc, Thị Hoàng Anh Phạm (2003)

Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.[22] Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên.[23] Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).

Ý nghĩa hai câu thơ cuối và đối tượng của bài thơ

Trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà có đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều "nhữ đẳng" 汝等. Trong các bản dịch thơ của bài thơ này từ nhữ đẳng đều được dịch là chúng bay hoặc chúng mày. Theo Nguyễn Hùng Vĩ và Nguyễn Sơn Phong "nhữ đẳng" 汝等 trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà là chỉ quân Đại Việt, đối tượng của bài thơ là quân Đại Việt, không phải quân Tống, ý của hai câu thơ cuối của bài thơ là tại sao quân giặc đến xâm phạm mà các ngươi (quân Đại Việt) lại cam lòng chịu thất bại.[13][24][25]

Dịch thơ

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:[26]

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim từng được đưa vào trong sách giáo khoa trung học của học sinh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại bỏ. Theo Trương Phan Việt Thắng bản dịch thơ của Trần Trọng Kim bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa có thể là vì vấn đề chính trị, Trần Trọng Kim là "một trí thức không thuộc phe cách mạng, là Thủ tướng "Chính phủ bù nhìn""[27][28].Tuy nhiên,bản dịch này lại là bản được nhiều người biết đến nhất vì có vần điệu dễ nhớ,được phổ biến rộng rãi.[29]

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:[26]

Núi sông Nam Việt vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bản dịch thơ trên của Lê Thước và Nam Trân được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 (sách được tái bản nhiều lần sau đó) nhưng những người biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã không dẫn lại đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân mà sửa câu đầu của bản dịch thơ từ Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở.[26]

Theo ông Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, toàn thể hội đồng biên soạn sách đã nhất trí sửa lại câu thơ đầu trong bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân vì "nước ta chưa bao giờ có quốc hiệu Nam Việt". Cũng theo ông Phi "Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa ở nước ta cũng như nước ngoài, cho phép người biên soạn có quyền sửa chữa cho phù hợp nội dung".[30]

Ông Phạm Văn Tuấn (nhân viên Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng việc những người biên soạn sách Ngữ văn 7, tập 1 sửa lại bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân là việc làm không đúng, không nghiêm túc, không khoa học. Đã dẫn thì phải dẫn đúng nguyên văn, dẫn sai là không tôn trọng tác giả của bản dịch thơ, không tôn trọng người đọc, người học. Những người biên soạn đã không dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân, không ghi ai là người đã sửa câu Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở. Theo ông Tuấn những người biên soạn sách nếu không thể dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của người khác thì hãy tự mình dịch.[31]

Bản dịch thơ của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Sách trời định phận đã rõ ràng.

Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm,

Chờ đấy loài bây sẽ nát tan.

Hai bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc:[26]

(1)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Sách trời phân định đã rạch ròi

Cớ sao giặc trời xâm phạm tới

Chúng bay thất bại hãy chờ coi.

(2)

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự

Sách trời định phận rõ non sông

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.

Hai bản dịch thơ của Nguyễn Thiếu Dũng:[26]

(1)

Sông núi nước Nam, Nam đế cư

Rành rành phận định tại thiên thư

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay rồi sẽ chuốc bại chừ

(2)

Vua Nam riêng ngự nước Nam

Sách trời định vậy dễ làm khác đâu

Bọn người xâm lược mưu sâu

Chúng bay rồi sẽ chuốc sầu bại vong.

Bản dịch thơ của Hoa Bằng:[26]

Sông núi nước Nam vua Nam coi

Rành rành phân định ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Bay sẽ tan tành chết sạch toi.

Bản dịch thơ của Phạm Trần Anh:[27]

Sông núi trời Nam của nước Nam

Sách trời định rõ tự muôn ngàn

Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn

Bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên:[27]

Sông núi nước Nam, Nam đế chủ,

Cõi bờ định rõ tại thiên thư.

Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?

Bay liệu, rồi đây chuốc bại hư!

3 tháng 12 2018

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.[7][8][9]

Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:[10]

南國山河南帝居,

截然分定在天書。

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán –Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]

Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản

Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời

Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm

Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở,

Phân vị rạch ròi đã ghi trong sách trời.

Cớ sao lũ giặc bạo ngược đến xâm phạm,

Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất tại tan tành.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Hùng Vĩ:[13]

Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị

Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư

Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến xâm phạm

Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

17 tháng 9 2016

- Số câu trong bài:................................

- Số chữ trong bài:.7 chữ mỗi câu mà bài thơ 4 câu

=> có 28 chữ

- Cách hiệp vần của bài thơ: vần "ư" cuối câu

Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ: THất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

b, Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là"bài thơ thần"

=>Bài Nam quốc sơn hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, người ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian, kiểu tam sao 3 chục bản thì thành thơ thần.

20 tháng 9 2016

Năm 1077, quân tống do quách quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. vua lý nhân tông sai lí thường kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông như nguyệt , bỗng 1 đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ 2anh em trương hống và trương hát 2 vị tướng đánh giặc giỏi cùa triệu quang phục được tôn làm thần sông nhu nguyệt  -có tiếng ngâm bài thơ này.

 

Mở đầu bài thơ là giọng nói hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và chính trị.

” Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Hai câu thơ trên như nhấn mạnh mỗi đất nước đều có sông núi, bờ cõi riêng, có chủ quyền riêng. Đất Việt cũng vậy, cũng có chủ quyền lãnh thổ riêng có vua Nam đứng đầu. Bằng các từ ngữ đặc sắc ” nam đế cư” ” tiệt nhiên”, bài thơ thêm sức cuốn hút và càng khẳng định rõ sông núi nước Nam là của người Nam, mệnh trời đã phân chia rõ ràng cấm ai được xâm phạm đến. Đồng thời, hai câu thơ này còn nêu rõ đất nước Việt tuy là nước nhỏ nhưng cũng có chủ quyền, cũng ngang hàng như các nước Phương Tây vậy. Đọc hai câu lên, ta thấy thật tự hào vềquyền tự chủ và lãnh thổ của đất nước mình.

3 tháng 10 2018

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta.

 Hok tốt

# MissyGirl #

19 tháng 9 2016

ak. mịnh sọan bài này rùi

-thiên tử là một người đứng đầu một quốc gia trị vị(hoặc thiên: trời, Tử:chết ghép vào là trời chết ---- đùa thôi hjhj

thiên tứ 2 nói về quyển kinh phật mà các sư thầy hay đọc để dăn dạy người

thiên thứ 3 nói về sự ko công bằng của t-tài

 

18 tháng 9 2016

mik cũng chiu câu này còn câu khác thì bít làm

+-+