Về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằn: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng.Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia dình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. Em tán thành với ý kiến nào. Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
Câu 1:
- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu 3:
- Hình ảnh người bà:
Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
Câu 1:
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2.
- Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
Câu 3:
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4:
-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).
-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.
-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :
+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.
+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.
Bạn tham khảo nhé!
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.
Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
2 .
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3.- Hình ảnh người bà:
Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
5.
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.Tham khảo:
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
Tham khảo nha em:
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.
Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế, là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông. Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi? Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi. Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu. Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong phấp phỏng, lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng. Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với biển mới thấu hiểu điều này. Cuộc sống của dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả, cực nhọc trăm bề để kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về bao giờ cũng tràn ngập niềm vui. Giữa khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh rắn rỏi, cường tráng của những chàng ngư phủ quanh năm vật lộn với sóng gió đại dương. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình vả trong tâm hồn họ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi được nhà thơ ví như con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa, nhường chỗ cho sự thanh thản, bình yên. Nghệ thuật nhân hóa đã đem đến cho con thuyền vô tri một đời sống và một tâm hồn tinh tế.
Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.
Hình ảnh quê hương đẹp đẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớ đến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương thì thi sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy. Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình. Nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc đời! Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
Refer
Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.
Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:
Ngó lên nuộc lạc mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
Hay:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Công cha nhu núi thái Sơn
Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :
Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Anh em nhu thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’
Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:
Rủ nhau đic cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.
Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước
Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :
Thương nhau ta đứng ở đây
Nước non là bạn, cỏ cây là tình.
Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:
Bầu ơi thương lấy bis cùng
Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.
Hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.
Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.
Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.
tks , tui đg cần Nguyễn Phương Thảo