Em hãy viết một số hiểu biết của em về thời đinh - tiền lê (giúp mình với nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-giáo dục chưa phát triển , nho học xâm phạm vào nước ta
-Đạo phật được truyền rộng rãi.
-Thời kì này các nhà sư được trọng dụng vì các nhà sư là người có học giỏi chư hán nên hộ trở thành cố vấn nhà vua
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:
Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Làng nghề nổi tiếng :
Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....
Học sinh thực hành và trình bày những nội dung mình tìm được.
a) Xã hội
Hai giai cấp chủ yếu là thống trị (vua, quan, địac chủ) và bị trị (nông dân, nô tì).
b) Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển.
- Nho giáo bắt đầu xâm nhập.
- Đạo Phật phát triển
- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...
tham khảo:
Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.
Phật giáo: Một điểm đặc biệt của thời Ngô - Đinh - Lê là sự hưng thịnh của phật giáo. Các nhà vua đã lấy lý thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị dân và việc giải hóa ảnh hưởng của nhà Hán sau ngàn năm Bắc thuộc. Vào thời Ngô - Đinh - Lê, sau khi đất nước giành lại được độc lập, những nhà nho được đào tạo theo kiểu Trung Hoa bị gạt ra ngoài cuộc sống chính trị, nhà nước trọng dụng các nhà sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước
TK:
Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính trị trong nước. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra cảnh loạn lạc. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội chính quy. Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành công, giữ vững nền độc lập.
a/ Giống nhau:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
+ Chưa có luật pháp thành văn.
b/ Khác nhau:
– Tổ chức chính quyền nhà Ngô
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
+ Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Tham khảo
- Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân để cày cấy, nông dân có nghĩa vụ nộp thuế, đi lính và lao dịch cho nhà nước.
- Nhà vua quan tâm đến sản xuất, khuyến khích nhân dân làm nông nhgiệp.
+ Tổ chức lễ cày tịch điền.
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi, nạo vét kênh ngòi.
⇒ Nông nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.
Thời Đinh, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư, bộ máy nhà nước được tổ chức với hệ thống quan văn võ và bộ phận tăng quan (sư tăng làm quan). Nước được chia làm nhiều đạo. Khoảng năm 970 Đinh Tiên Hoàng phát hành đồng tiền đầu tiên của đất nước: đồng “Thái Bình Hưng Bảo”.
Kinh đô Hoa Lư bấy giờ có diện tích khoảng 300ha - hiện nay thuộc xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình - cách La Thành (Hà Nội) khoảng 100km về phía Nam. Đó là một vùng trũng thấp được bao bọc chung quanh phía Đông, Tây, Nam bằng dãy núi đá vôi hiểm trở và sông Hoàng Long ở phía Tây Bắc thành một con hào tự nhiên khiến Hoa Lư trở thành nơi đất hiểm, thuận lợi cho việc phòng thủ. Các vết tích còn lại của tường thành có đoạn lên tới 500m cho thấy Hoa Lư được xây dựng rất kiên cố với kỹ thuật đóng cọc cừ, xây ốp gạch… những viên gạch lớn cỡ 30 x 16 x 4cm trên có hoa văn hoa lá, hoặc có chữ Hán 大 越 國 軍 城 專 “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, 江 西 軍 “Giang Tây quân” … tìm thấy rất nhiều ở Hoa Lư đã chứng minh một thời vinh quang của cố đô.