K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2016

p đã ôn kì 1 r sao Trần Thị Thanh Tâm

15 tháng 11 2016

cũng k hẳn là như zậy

 

12 tháng 12 2019

Đề bài 

I. Phần trắc nghiệm:(3 đ)

A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi

a. Do quá trình di dân xảy ra.

b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.

c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao.

d. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%.

Câu 2: Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở

a Trung Á.

b. Bắc Phi.

c Nam Mĩ.

d. Ô-xtrây-li-a.

Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là

a. Ở đới lạnh.

b. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.

c. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.

d. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.

Câu 4: Khi khoan sâu vào lòng đất trong các hoang mạc, người ta phát hiện ra loại khoáng sản nào?

a. Dầu khí.

b. Than.

c. Thạch anh.

d. Sắt.

Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là

a. Mưa theo mùa.

b. Rất giá lạnh.

c. Rất khô hạn.

d. Nắng nóng quanh năm.

Câu 6: Giới hạn của đới lạnh từ

a. Vòng cực đến cực.

b. Xích đạo đến chí tuyến.

c. Chí tuyến đến vòng cực.

d. 50 B đến 50 N.

Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?

a. Ngủ đông.

b. Di cư để tránh rét.

c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.

d. Sống thành bầy đàn để tránh rét.

Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi

a. Đất đai theo độ cao.

b. Khí áp theo độ cao.

c. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.

d. Lượng mưa theo độ cao.

Câu 9: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu lục?

a. 5 lục địa, 6 châu lục.

b. 6 lục địa, 6 châu lục.

c. 6 lục địa, 7 châu lục.

d. 7 lục địa, 7 châu lục.

Câu 10: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường

a. Cận nhiệt đới gió mùa.

b. Địa Trung Hải.

c. Ôn đới lục địa.

d. Ôn đới hải dương.

Câu 11: Kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu "Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm" là môi trường

a. Nhiệt đới gió mùa.

b. Nhiệt đới.

c. Xích đạo ẩm.

d. Hoang mạc.

Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?

d. Nhiệt đới.

b. Xích đạo ẩm.

c. Hoang mạc.

d. Nhiệt đới gió mùa.

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy trình bày hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng bị mở rộng? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc

Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?

Câu 4: (1,0 điểm): Đắk Lắk có các nhóm cây trồng nào?

12 tháng 12 2019

P/s : tham khảo nha , hình lấy trên mạng !

6 tháng 3 2022

5 Cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sét.

+ Tạm trú vào những nơi an toàn.

+ Không ra ngoài vào những ngày mưa dông , lốc , sét

+ Tắt hết tất cả các thiết bị điện khi gặp mưa dông , lốc , sét 

+ Không đụng vào nơi bị hở điện , sét sẽ đánh vào những nơi như vậy , lúc mà em không để ý, không may chạm vào thì sẽ bị thương hoặc tử vong .

+ Không đứng dưới gốc cây , cột điện ,... sẽ bị sét truyền điện và đánh

+........……
=> Chỉ là 5 cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sấm.Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những cách nữa thì chat riêng với mình nhé :))

 

6 tháng 3 2022

Tham khảo:
+ Ở trong nhà.

+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học 

+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.

+ Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau

+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa gắt điện

6 tháng 3 2022

Refer

 

a, Thông tin trên cho em biết cần làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

+ Không đi qua sông suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

b, Em còn biết cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất như:

+ Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

+ Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

6 tháng 3 2022

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

+ Không đi qua sông suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

6 tháng 3 2022

1. Không bơi ở nơi cấm bơi hay chỗ nước sâu

2. Nên mặc phao bơi hoặc dụng cụ hỗ trợ khi bơi

3.1. Đối với trẻ em thì nên đi cùng với người lớn

3.2. Nên học bơi trước khi bơi ở những khu vực có nước

Đề nghị a ghi rõ Tham khảo ạ!

14 tháng 11 2016

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:
  • Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron
  • Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
  • Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.
  • Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

  • Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...
  • Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

  • Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )
  • Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
  • Hợp chất: AxBy, AxByCz...

Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

  • Nguyên tố tạo ra chất.
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:

Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

Lập công thức hóa học khi biết a và b:

  • Viết công thức dạng chung
  • Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:

Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

5. Sự biến đổi của chất:

  • Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
  • Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

6. Phản ứng hóa học:

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.
  • Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
  • Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D

  • Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
  • Biếu thức: mA + mB = mC + mD

8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

  • Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
  • Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
14 tháng 11 2016

Cảm ơn bn rất nhiều!!!!

 

11 tháng 12 2018

I. Truyện kí Việt Nam: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả - tác phẩm.

  1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
  2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
  3. Lão Hạc (Nam Cao)
  4. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn-Ngô Tất Tố)

II. Văn học nước ngoài: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.

  1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An -đec-xen)
  2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
  3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri)
  4. Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)

III. Văn bản nhật dụng: 3 văn bản: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội

  1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
  2. Ôn dịch, thuốc lá
  3. Bài toán dân số

IV. Thơ Việt Nam đầu TK XX: 5 bài thơ: Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.

  1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
  2. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
  3. Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
  4. Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
  5. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

V. Văn học địa phương: VB: Nước lụt Hà Nam (Nguyễn Khuyến)

Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, áp dụng bài tập làm văn TM: Giới thiệu về danh nhân NK

Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam qua bài thơ Nước lụt Hà Nam được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý:

  1. Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. Ông thấy được cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ.
  2. Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước.
  3. Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam.

=> Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông.

Câu 2: Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nước lụt Hà Nam

(Học thuộc phần Ghi nhớ/Sách Tài liệu ĐP)

* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.

  1. Tôi đi học: Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
  2. Trong lòng mẹ: Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
  3. Tức nước vỡ bờ: Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
  4. Lão Hạc: Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
  5. Cô bé bán diêm: Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
  6. Đánh nhau với cối xay gió: Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
  7. Chiếc lá cuối cùng: Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
  8. Hai cây phong: Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
  9. Ôn dịch thuốc lá: Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
  10. Thông tin ngày trái đất năm 2000: Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
  11. Bài toán dân số: Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
  12. Đập đá ở Côn Lôn: Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
11 tháng 12 2018

A – PHẦN VĂN HỌC :

I. Truyện kí Việt Nam: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả - tác phẩm.

  1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
  2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
  3. Lão Hạc (Nam Cao)
  4. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn-Ngô Tất Tố)

II. Văn học nước ngoài: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.

  1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An -đec-xen)
  2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
  3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri)
  4. Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)

III. Văn bản nhật dụng: 3 văn bản: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội

  1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
  2. Ôn dịch, thuốc lá
  3. Bài toán dân số

IV. Thơ Việt Nam đầu TK XX: 5 bài thơ: Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.

  1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
  2. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
  3. Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
  4. Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
  5. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

V. Văn học địa phương: VB: Nước lụt Hà Nam (Nguyễn Khuyến)

Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, áp dụng bài tập làm văn TM: Giới thiệu về danh nhân NK

Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam qua bài thơ Nước lụt Hà Nam được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý:

  1. Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. Ông thấy được cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ.
  2. Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước.
  3. Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam.

=> Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông.

Câu 2: Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nước lụt Hà Nam

(Học thuộc phần Ghi nhớ/Sách Tài liệu ĐP)

* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.

  1. Tôi đi học: Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
  2. Trong lòng mẹ: Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
  3. Tức nước vỡ bờ: Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
  4. Lão Hạc: Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
  5. Cô bé bán diêm: Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
  6. Đánh nhau với cối xay gió: Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
  7. Chiếc lá cuối cùng: Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
  8. Hai cây phong: Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
  9. Ôn dịch thuốc lá: Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
  10. Thông tin ngày trái đất năm 2000: Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
  11. Bài toán dân số: Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
  12. Đập đá ở Côn Lôn: Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
8 tháng 12 2016

Mk có nèk pn, pn cần tham khảo àk

23 tháng 12 2016

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.

- Ý nghĩa:

  • Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh

- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:

  • Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
  • Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa -ri?

* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:

  • Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
  • Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
  • Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
  • Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. => Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
  • Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.
  • Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.
  • Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập.

* Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:

  • Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.
    • Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới.
    • Cổ vũ nhân dân toang thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
  • Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.

Câu 3: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX?

  • Cuộc CM công nghiệp đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.
  • Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành GTVT đường thủy và đường sắt ra đời.
    • 1807 Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
    • 1814 Xti-phen-xơ chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.
  • Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ.
  • Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác làm nâng cao năng xuất lao động.
  • Quân sự: nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,… phục vụ cho chiến tranh.

Câu 4: Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX?

* Khoa học tự nhiên:

  • Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
  • Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
  • Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật..
  • Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật.

* Khoa học xã hội:

  • Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người Đức).
  • Kinh tế học: A-đam Xmit và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
  • Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
  • Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng.

Câu 5 : Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ?

  • Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
  • Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
  • Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.

Câu 6: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA:

  • Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến này đều lần lượt thất bại.
  • Sau khi biến Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc.

=> Hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

  • Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác.
  • Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
  • Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 – 1867).
  • Ở Lào, năm 1901, khởi nghĩa Pha-ca-đuốc lãnh đạo. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.
  • Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp

Câu 7: Cuộc Duy Tân Minh Trị

  • Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
  • Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
    • Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
    • Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
    • Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
  • Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.
  • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 8: Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917?

* Hoàn cảnh:

  • Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền Xô-viết công-nông, chính phủ tư sản lâm thời.
  • Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

* Diễn biến:

  • Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grats để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
  • Đêm 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
  • Đêm 25/10, Cung điện mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
  • Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918 giành tháng lợi trên toàn nước Nga.

Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

  • Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
  • Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
  • Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 10: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

  • Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó, dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới
  • Mâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô.
  • Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
  • Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTG thứ II bùng nổ.

Câu 11: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  • Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
  • Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Câu 12: Trình bày sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đàu thế kỉ 20

  • Bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KHKT.
  • Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các KH về trái đất... đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.
  • Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh....
  • Tích cực: Nhờ đó cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt.
  • Hạn chế: Sử dụng thành tựu KHKT để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt...