Vì sao nhung cơn mưa giông , ko khi thường tro nen trong lành hơn ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hạt mưa có sức sát thương rất lớn đối với bướm. Ví von 1 chút, hạt mưa nó cũng nặng như thể con người bị thả 2 quả bóng bowling rơi trúng đầu vậy.
THAM KHẢO:
Hè đến, đem theo những tia nắng chói chang làm rạo rực cả lòng người, cái oi ả, cái nóng bức làm con người ta thèm khái cái lạnh của mùa đông, cái mát mẻ của mùa thu. Sau bao ngày nóng như lửa đốt, rồi trời cũng đổ một cơn mưa rào thật to : Rào ! Rào ! Rào
Khi những tia nắng gay gắt còn vương lên những hàng cây, những mái nhà, không gian nóng nực, oi ả. Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, ông mặt trời khẽ khàng nhường chỗ cho những đám mây đen mới đến kia. Chị gió bắt đầu xuất hiện, phải chăng lâu lắm rồi mới được tự do vui lượn như này nên chị khoái chí lắm, lượn hết nơi này đến nơi khác, hết trêu những chú bướm ngoài vườn, lại chọc những chiếc lá phượng ngẩn ngơ. Rồi những giọt mưa đầu tiên bắt đầu rơi xuống : ‘’ Lộp độp ! Lộp độp !’’ Mưa xuống như trút nước, không gian chìm trong hơi của đất, của mát lành. Không còn cái gay gắt của nắng hạ, lòng ta chỉ cảm thấy cái man mát, dịu nhẹ của cơn mưa rào đầu hạ. Mưa xuống, mát lòng người, cây cối cũng tha hồ tắm mưa sau bao ngày nắng hạn. Người người hối hả chạy đi tìm chỗ trú mưa. Cây cối thì tắm mưa xong bóng nhẫy, lấp lánh, mùi mưa man mác, tiếng mưa tí tách nghe thật vui tai như tạo nên một bản giao hưởng mùa hạ, gần gũi, thân quen mà đặc biệt làm sao.
Em rất yêu cơn mưa rào mùa hạ, yêu cái man mác của mùi mưa, yêu tiếng lách tách của những giọt mưa đậu trên bậu cửa sổ. Yêu mưa rào mùa hạ, em yêu luôn cả mùa hạ thân quen.
Tham khảo:
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Khi mưa lớn hoặc mưa nhiều sẽ gây cho đất ngập nước. Từ đó nước tràn vào các lỗ hồng trong lòng đất sẽ khiến cho lượng không khí bị giảm mạnh. Cho nên điều đó khiến cho giun không thể hô hấp và chúng chỉ có thể lựa chọn là chui lên mặt đất để hô hấp không khí thay vì chết ngạt ở phía dưới.
Câu 1:
1,
PTBD: nghị luận
Nhan đề em tự đặt nhé
2,
''người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành''
'' Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi''
3,
Từ ''cháy'' được hiểu là sự bùng nổ, hòa nhập, làm việc, học tập hết mình
Từ ''cháy'' được chuyển theo phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4,
Nguồn: Hoidap247
Nhận xét về tác động của lối sống tích cực, ai đó đã nói rằng "Suy nghĩ một cách tích cực cho bạn cơ hội tốt nhất". Suy nghĩ tích cực là luôn hướng về những điều tốt đẹp với tinh thần lạc quan tiến về phía trước. Tại sao nói suy nghx tích cực sẽ mang đến cơ hội tốt nhất cho con người? Cuộc sống bên cạnh những niềm vui, sự hân hoan hay thành tựu luôn là nỗi buồn, sự thất vọng hay thất bại. Con đường trải ngập hoa hồng cũng là con đường của những chiếc gai nhọn sắc. Những khó khăn hay thử thách sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng cuộc sống còn có nhiều hơn thế ngaoì những gian nan. Vì vậy hãy giữ sự tích cực để có thể khám phá cuộc sống 1 cách có ý nghĩa. Bên cạnh đó, không ai khác, bạn là người duy nhất quyết định thái độ sống của mình trước mọi hoàn cảnh. Nếu bạn dùng lăng kính u ám rọi chiếu vào mọi thứ xung quanh mình, vạn vật có đẹp đẽ nhường nào cũng biến thành một sắc xám; ngược lại, một vũng nước tù đọng dưới màn trời đêm cũng có thể lấp lánh những ánh sao nếu bạn nhìn ngắm mọi thứ với ánh nhìn lạc quan. Trước những khó khăn, nghĩ tích cực giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tốt đẹp của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người tiêu cực không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, ngây thơ, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mà phải xuất phát từ sự hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình. Với những khó khăn thách thức đang chờ đợi trước mắt, người trẻ cần nuôi dưỡng thái độ sốngtích cực để trải nghiệm và học hỏi niềm vui và nỗi buồn, từ thành tựu và thất bại.
Sau cơn mưa, nếu bạn dạo bước trên đường phố hoặc trên đồng ruộng bạn sẽ cảm thấy không khí trong lành hơn. Đó là vì hai nguyên nhân: Một là, nước mưa đã rửa sạch hầu hết các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí. Hai là, tia sét gây nên các biến đổi hóa học, trong đó có một lượng ô-xi biến đổi thành ô-zôn.
Ô-zôn cũng là ô-xi, nhưng là ô-xi ở trạng thái mới, một phân tử ô-xi có 2 nguyên tử còn một phân tử ô-zôn có 3 nguyên tử ô-xi.
Khi bạn đóng động cơ điện trong xưởng máy, bạn sẽ thoáng ngửi thấy mùi hắc của ô-zôn. Đó là các phân tử ô-zôn đã lan truyền trong không khí và đi vào mũi của bạn.
Thế ô-zôn từ đâu mà có? Thực ra ô-zôn được sinh ra khi các tia lửa điện đánh trong không khí, khi đó các phân tử ô-xi ở xung quanh tia lửa điện sẽ bị kích thích và biến thành ô-zôn. Tia lửa điện có thể được sinh ra do sấm sét hoặc tại các chỗ tiếp xúc của nguồn điện áp cao, …
Ô-zôn đậm đặc thường có màu tím nhạt, mùi rất hắc, có khả năng ô-xi hóa rất mạnh, ô-zôn có khả năng tẩy trắng và sát trùng. Ngày nay người ta thường dùng ô-zôn để lọc sạch nước (thay cho việc dùng Clo) để tiêu độc, sát trùng và cải thiện chất lượng nước sinh hoạt.
Ô-zôn nồng độ loãng sẽ không gây mùi hắc, mà còn khiến ta có cảm giác tươi mát. Sau cơn giông, trong không khí có một lượng nhỏ ô-zôn vì thế mà không khí sạch sẽ và trong lành hơn.
Trong các rừng tùng, rừng thông, nhựa thông rất dễ bị ô-xi hóa để giải phóng ô-zôn. Vì vậy không khí trong các khu rừng này thường trong lành hơn và các khu điều dưỡng, chữa bệnh thường được bố trí gần các rừng thông.
Nguyên tử ozone gồm 3 nguyên tử Oxy (O3), vốn là chất khí không bền nên dễ dàng chuyển hóa thành Oxy.
Trong tự nhiên, sau các cơn mưa có giông, sấm sét, dưới tác dụng của điện trường cao đã kích thích các nguyên tử Oxy tạo thành Ozone. Trên tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia tử ngoại (UV) từ mặt trời, các nguyên tử Oxy hấp thụ các bức xạ tử ngoại này biến thành Ozone, do Ozone không bền vững nên nhanh chóng biến thành Oxy và chu trình mới được lặp lại. Khí Ozone có tính khử độc cao do đó sau cơn mưa có sấm sét bầu không khí trở nên trong lành hơn.
Ozone có mùi cỏ cây khi ở nồng độ thấp, ở nồng độ cao > 0.2 PPM (part per million) sẽ có mùi tanh khó chịu. Khí Ozone có nồng độ 0.6 PPM trong không khí sẽ có mùi Chlorine và gây nhức đầu. Nếu Ozone hòa tan trong nước ở nồng độ 0.4 PPM sẽ cho nước có mùi tươi của nước suối rất dễ chịu. Trong tự nhiên, các rừng thông, thác nước, sóng biển là nơi có sự hiện diện của Ozone. Chính sự hiện diện của Ozone góp phần làm cho không khí trong lành dễ chịu.