K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc.
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó.
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

9 tháng 11 2016

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

 

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn ***** Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu ***** Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: ***** ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho ***** ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.


 

10 tháng 9 2018

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.

10 tháng 9 2018

ác nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Hok tốt .

k đúng mk nhà mn . Thanks mn nhiều .

# MissyGirl #

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc.
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó.
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

5 tháng 10 2018

Mình cần gấp

23 tháng 6 2019

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

4 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Gía trị nhân đạo :

- Truyện đã thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn cho số phận của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Tác phẩm là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo, xấu xa đã đẩy con người vào những khổ đau cùng tận của cuộc đời.

- Tác phẩm đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân lương thiện, đồng thời đề cao tình phụ tử cao quý của con người.

25 tháng 9 2018

-GTHT: + hiện thực về đời sống cực khổ của người nông dân , sưu thuế, chèn ép, áp bức 

             + bộ mặt giai cấp thống trị của thực dân phong kiến  tàn ác, vô trách nhiệm, chà đạp con người. 

- GTND: + phát hiện, chân trọng vẻ đẹp , tâm hồn của người phụ nữ

               + tố cáo, phê phán giai cấp thống trị 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở việc Nguyễn Du viết từ "những điều trông thấy" 

- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở:

*Tác phẩm như bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
*Tác phẩm của ông là tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
*Khóc thương cho những loại người trong xã hội mà những giọt nước mắt xót xa nhất là dành cho người phụ nữ, dành cho trẻ em, người lao động.
*Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người.