K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

này bạn ơi, người ta ko rảnh để đi viết văn giúp bạn đâu, tự lên mạng mà tìmhaha

31 tháng 10 2016

Mở bài Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn là kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau lòng. Thân bài 1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người a. Ngay từ khi con người đang ở trong xã hội nguyên thủy, chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt hái lượm, thì rừng đã thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ. Rừng cung cấp cho họ thực phẩm hàng ngày. Rừng là nguồn cung cấp củ, quả để con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh. b. Trong suốt trường kì lịch sử chống ngoại xâm, rừng ngoài việc cung cấp một phần thực phẩm, lương thực, còn cùng con người tham gia đánh giặc. Đúng như Tố Hữu đã viết “Nhớ khi giặc đến giặc lung Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.” Rừng Tây Nguyên, Tây Bắc đã cùng con người đứng lên để viết nên những chiến công sông Lô, Điện Biên, An Khê, Đồng Tháp oai hùng (oanh liệt). c. Ngày nay, xã hội bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chất thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô dôn đẩy con người đến thảm họa diệt chủng. Trong bối cảnh đó, rừng đã trở thành vị cứu tinh của con người. Với chức năng hấp thụ khí cacbonic và nhả dưỡng khí oxi, rừng đưa lại sự sống cho con người, làm cân bằng sinh thái, biến trái đất thành ngôi nhà xanh- sạch- đẹp cho con người. Rừng cung cấp cho chúng ta biết bao loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu và nhiều dược liệu quan trọng để chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, quế, sa nhân, tam thất… Rừng có tác dụng phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, làm cho khí hậu điều hòa, mưa nắng phải thì, hạn chế thiên tai. Chưa kể rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la, hổ,… 2.Tình trạng chặt phá rừng Thế mà ngày nay, con người vì nông nổi, vì thiếu văn hóa, vì hám lợi mà đã chặt phá rừng không thương tiếc để lấy gỗ bán, lấy đất làm hàng hóa, trồng ngô, trỉa lúa, nuôi tôm…Những kẻ phá rừng ấy được nhân dân đặt cho cái tên: “lâm tặc”, nghĩa là những tên giặc rừng. Vì bọn chúng mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng Tánh Linh đang hấp hối phải lên tiếng kêu cứu. Vì bọn chúng mà những khu rừng Lạng Sơn, Quảng Nam, rừng quốc gia Cát Tiên đang bị triệt hại một cách dã man. Chúng phá rừng đốt rừng là đốt lá phổi của chúng ta, là giết màu xanh, sự sống thiêng liêng của nước ta. 3.Hậu quả Vì những cánh rừng đang bị thu hẹp lại bởi bàn tay của bọn “lâm tặc” bất nhân mà dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái, thiên tai, lụt lội, hạn hán, bão tố xảy ra liên miên và bất thường, trái đất không còn là ngôi nhà bình yên nữa. Hàng năm nhân dân ta phải gánh chịu biết bao tổn thất. Chỉ riêng năm 2008, theo thống kê của Chính phủ: nước ta đã mất hơn 1.300 tỷ đồng và trên bốn trăm (400) người bị chết do thiên tai. Đúng là một con số biết nói làm nhức nhối triệu triệu trái tim của những người lương thiện 4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta Trước thực trạng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn ngay bàn tay tàn bạo của bọn lâm tặc. Phải tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, cần tuyên truyền cho mọi người, từ trẻ em đến người già hiểu rõ lợi ích của rừng và phá rừng là một hành động tự sát. Kết luận Rừng là bài ca của sự sống “khi nghĩ về một đời người,tôi thường nhớ về rừng cây” (nhạc Trần Long Ẩn). Để bảo vệ đời người, hãy bảo vệ rừng, lá phổi xanh của đất nước chúng ta. Suy nghĩ của anh chị về lời dạy của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung” A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I/Nội dung cơ bản của câu nói:Đề cao đức tính khoan dung,xem đó là tài sản lớn nhất hơn tất cả mọi thứ của cải vật chất,danh vọng...của một đời người.Vì lòng khoan dung với mọi người không chỉ là một phẩm chất quan trọng của người lương thiện và là một nét đẹp của tâm hồn có thể cảm hoá được người khác mà còn đưa lại một điều vô cùng quý giá cho xã hội,gia đình và mỗi cá nhân.Đó là sự hoà thuận,bình an,thân thiện,đầy tình yêu thương. II/Bài làm cần phải đạt được những ý cơ bản sau: Giải thích khái niệm lòng khoan dung và ý nghĩa của nó Bình luật mở rộng về lòng khoan dung Chứng minh bằng thực tế Liên hệ bản thân III/Phương pháp nghị luận: Giải thích,bình luận,chứng minh I/Mở bài Mở rộng lòng khoan dung,tha thứ độ lượng là một trong những đức tính,phẩm chất vô cùng cao quý,tốt đẹp của con người.Vì vậy ,Phật,người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá.Người đã dạy chúng sinh rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. II/Thân bài 1)Thế nào là lòng khoan dung và ý nghĩa của nó Khoan dung là lòng rộng lượng,bao dung,thương yêu con người,sẵn sàng tha thứ,không khắt khe,không trừng phạt,hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi làm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người.Chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”.Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản,nhẹ nhõm vì đã làm được một điều vừa có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái,vì như thế là không vị phạm vào sự nhỏ nhen,hẹp hòi,trái với phẩm chất quý giá của con người. Mặt khác,khoan dung,tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ.Khi được nhận lòng khoan dung của ta ,thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi,tự tu chỉnh bản thân mình,sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa,để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. 2)Bình luận mở rộng Vì thế,lòng khoan dung,độ lượng,tha thứ đã được nhà Phật đánh giá rất cao,xem đó là “Tài sản lớn nhất của đời người”.Bởi trong con người ta,có phần tốt và phần xấu,phần thiện và phần ác,phần người và phần con.Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con,tô đậm thêm phần người,phẩm giá làm người.Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện,cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn.Đúng như một triết gia nào đó đã nói:sự nghèo nàn về của cải vật chất không đánh sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Mặt khác,lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên,hoà thuận,thân thiện cho xã hội và gia đình.Trong cuộc sống đa dạng thường ngày,tránh sao khỏi sự va chạm trong lời nói ,việc làm có thể dẫn đến mâu thuẫn,xung đột.Trong tình thế ấy,ta nên bình tĩnh suy nghĩ và sẵn sàng đối xử bằng sự nhường nhịn,lòng khoan dung,thì mọi sự sẽ trở nên “hoà bình” và sự tốt đẹp của cuộc sống sẽ lại tiếp diễn.Trong gia đình cũng vậy,tình nghĩa cha mẹ,vợ chồng con cái là thiêng liêng,bền chặt nhưng tránh sao khỏi có những lúc xung khắc,bất hoà.Vì thế,ta phải lấy sự khoan dung ,sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn,chín sự lành” , “Chồng giận thì vợ bớt lời;Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”.Có thế thì gia đình mới luôn luôn được sống trong sự bình an,mà sự bình an là niềm sung sướng lớn nhất của con người.Vì như lời nhà đại thi hào nước Đức Gớt : “Dù là làm vua chúa hay là dân cày,kể nào tìm thấy sự bùnh an trong gia đình,kể ấy là người sung sướng nhất”. Mặt trái của lòng khoan dung là sự khắt khe,cố chấp và cao hơn nữa là sự mặc cảm,thù dai.Mang trong mình lòng khoan dung thì không được cố chấp,thù dai.Nhà Phật từng dạy : “Oán thù nên cởi chứ không nên buộc” , “Oan ức mà trả thù thì oán đối kéo dài” (Lời tâm niệm thứ 10 của Phật).Còn cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu : “Đấng trượng phu không thù mới đáng.Người quân tử không oán mới nên”.Người xưa gọi đó là “Trượng phu”, “quân tử”,nhưng ngày nay,ta gọi đấy là những người có sự bao dung,rộng lượng,biết ứng xử có văn hoá. “Người yêu người,sống để yêu nhau”.Được như thế thì “Có gì đẹp trên đời hơn thế”.Ta bao dung người,yêu thương,độ lượng,tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.Đúng như ca dao xưa từng nói: “Thương người người lại thương ta;Ghét người,người lại hoá ra ghét mình”. 3)Chứng minh mở rộng bằng thực tế cuộc sống Sự khoan dung,độ lượng “hoà hiếu thực lòng”, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn;lấy chí nhân để thay cường bạo” đã trở thành phẩm chất truyền thống,tài sản quý giá của dân tộc ta được biểu hiện qua các cuộc chống ngoại xâm.Ngày nay,phẩm chất ,đức tính đó đã được kết tinh ở Hồ Chí Minh “Con người đẹp nhất của nhân loại;Trí tuệ tình yêu của bốn phương”... 4)Liên hệ với bản thân (thay cho kết luận) III/Kết luận Thấm thía lời dạy của Phật,bản thân mỗi chúng ta,phải không ngừng tự rèn luyện,phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn.Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống. Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ . Liên hệ voi vk hoc tap cua ban than A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đề này cần : 1. Giải thích ý kiến. - Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người. - Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống. - Hành động thực tiễn là thước đo của đức hạnh 2. Mỗi học sinh phải luôn luôn gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của mình thông qua việc làm, lối sống, quan hệ xã hội. - Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ : là người con ngoan, chăm học, giúp cha mẹ việc nhà, giản dị, tiết kiệm. - Đối với thầy giáo và người cao tuổi : kính trọng và lễ phép. - Đối với bạn bè : trung thực, chân thành, quan tâm, giúp đỡ khi cần. - Đối với xã hội : thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường, ý thức thực thi pháp luật như luật giao thông, phòng ngừa tệ nạn cờ bạc, ma túy…. - Thực hiện phương châm : lời nói đi đối với việc làm, không ba hoa, hứa hẹn lung tung. - Dũng cảm vạch trần các hành vi gian lận, tiêu cực trong học tập và thi cử. 3. Chứng minh, bình luận, mở rộng - Hành động thiết thực là học, học nữa, học mãi, học tập suốt đời. - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đánh giá con người không căn cứ vào lời nói mà qua việc làm, hành động cụ thể của họ. - Con người trưởng thành qua hành động thực tiễn, phải luôn luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, hành trình xanh, các hoạt động Đoàn, Đội ở trường và làng xóm, khu phố…. 4. Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận : giải thích, bình luận, chứng minh. B. BÀI LÀM THAM KHẢO : Mở bài : Ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ gợi em nhiều suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Thân bài: 1. Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đức hạnh đó là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đó là : Lòng yêu nước, yêu đồng bào, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô giáo, các bậc lão thành, yêu thương em nhỏ, chăm chỉ học tập, cần cù lao động… 2. Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống. Làm thế nào để xã hội và những người xung quanh biết chúng ta là người đức hạnh? Ý kiến của nhà văn Pháp nêu trên đã trả lời cho câu hỏi đó. Hành động là biểu hiện cụ thể, là thước đo của “Mọi phẩm chất của đức hạnh”. Hành động cụ thể của ta báo cho mọi người biết ta có đức hạnh hay không và nếu có thì mức độ sâu rộng như thế nào. Đức hạnh là cội rễ, hành động là hoa thơm quả ngọt dâng đời. Không có hành động thì đức hạnh không để lại gì, không đóng góp gì cho người thân và xã hội. Đánh giá đức hạnh con người nhất thiết phải thông qua hành động của người đó, không thể chỉ dựa vào lời nói mà kết luận vội vàng. Tình yêu thương đồng bào và lòng nhân văn cao cả phải thể hiện ở sự đóng góp dù rất ít ỏi cho quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, qua hành động giúp cụ già, em bé đi qua đường. Gặp đám cháy chúng ta phải xông vào cứu chữa. Gặp người bị tai nạn giao thông, như hai bạn ở Nghệ An trên đường đi thi tốt nghiệp phổ thông, không ngần ngại đưa họ đi cấp cứu mặc dù việc đó có thể gây thiệt hại cho bản thân. Lòng hiếu thảo, yêu thương cha mẹ phải thể hiện ở hành động chăm học, sống tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền cha mẹ vất vả kiếm được để nuôi mình ăn học. Khi xa gia đình, ta phải thường xuyên viết thư, gọi điện thăm hỏi sức khỏe cha mẹ. Khi cha mẹ ốm đau, ta phải hết lòng, hết sức quan tâm, chăm sóc, chạy chữa. Lòng yêu thiên nhiên đất nước phải thể hiện ở hành động giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm điện nước, trồng cây để cho môi trường sống xung quanh ta ngày càng xanh, sạch đẹp. Lòng yêu lao động thể hiện ở hành động chăm làm, chăm học ( Học tập cũng là một loại hình lao động ). Học tập suốt đời để sống tốt, lao động tốt, sức khỏe tốt, tu dưỡng phẩm chất đức hạnh tốt. Đức hạnh bắt nguồn từ tri thức, nhận thức đúng đắn về xã hội và tự nhiên, con người và cuộc sống. Học tập là cơ sở để ta có phẩm chất của đức hạnh và hành động phù hợp với phẩm chất của đức hạnh. 3. Đức hạnh phải được tu dưỡng rèn luyện thường xuyên trong thực tiễn. Phẩm chất của đức hạnh, chứa đựng trong nhận thức và biểu hiện ở hành động không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên, đặc biệt khi ta còn trẻ. Hành động thể hiện phẩm chất của đức hạnh cũng không có một tiêu chuẩn cứng nhắc, cố định. Trong chiến tranh giữ nước, hành động có thể là vứt bút nghiên theo nghiệp binh đao, nhưng cũng có thể là lao động sản xuất tốt. Còn khi thời bình và đang tuổi đi học, chúng ta học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội, có việc làm, hành động thể hiện các phẩm chất đức hạnh cao quý là người yêu nước. Học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đức hạnh, cả trong nhận thức và hành động, là quá trình gian nan, vượt nhiều khó khăn thử thách. Hôm nay ta lười học thì ngày mai ta sẽ lười lao động. Hôm nay ta ăn cắp 1 quả trứng thì ngày mai ta dễ ăn trộm con bò. Cuộc vận động “ Nối không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập” cần được chúng ta hưởng ứng bằng hành động thiết thực, cụ thể. Hành động của con người, nói rộng ra là thực tiễn, là “tiêu chuẩn của chân lý”, là tiêu chuẩn, thước đo của phẩm chất “ đức hạnh”, bản chất ở bên trong của con người. Khi con người biết nhìn nhận, đánh giá mình qua hành động cụ thể, việc làm hàng ngày, qua lao động sản xuất và quan hệ ứng xử là con người “ có học” có hiểu biết và là có “phẩm chất tốt” , “đức hạnh cao”, Một trí thức, một người có văn hóa, có giáo dục không thể tự nói với người khác rằng họ có bằng cấp, có học vị, học hàm cao nên “ phẩm chất đức hạnh tốt đẹp”. Họ phải thể hiện ở hiệu quả các công trình khoa học, cái hay trong cuốn sách mà họ viết, số người bệnh mà họ cứu chữa được. 4. Con người phải tự nhận thức và đánh giá đức hạnh của mình. Hành động là thể hiện, là kết tinh của đức hạnh. Con người phải luôn luôn tự đánh giá, tự nhận thức bản thân mình qua việc làm, qua ứng xử cụ thể, qua hành động chứ không phải qua lời nói của mình. Phầm chất đức hạnh con người được đo bằng kết quả thực tế việc làm chứ không phải bằng những lời ba hoa, lý thuyết, hùng biện, mị dân, tự đánh bóng mình. Con người phải luôn luôn hoàn thiện tư cách đạo đức phẩm giá bằng những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. 5. Học tập đạo đức, tác phong của Bác Hồ. Phẩm chất đạo đức cao cả của Bác Hồ luôn thể hiện ở hành động, việc làm. Lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, lối sống giản dị, trong sáng của Bác Hồ đã được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm mà sách báo đã viết về Bác. Kết luận : Noi gương Bác, em nguyện lời nói đi đôi với việc làm, học đi đôi với hành, rèn luyện tu dưỡng bản thân qua thực tiễn lao động, học tập và quan hệ xã hội để không ngừng hoàn thiện phẩm chất đức hạnh. Hãy viết một bài văn ngắn (Không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý kiến sau: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên”. (Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hoá thông tin, 2009 trang 91). Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2009 Mở bài Giờ đây chúng ta đã đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, mới thấm thía một sự thật: Có một thứ của cải có thể vô hình và vô hạn, mà thật ra lại rất quý, hiếm. Đó là thời gian. Nhiều thứ của quý mất đi, vẫn có thể mua lại được, nhưng thời gian thì không thể. Vì thế có người đã khẳng định sự quý hiếm của thời gian được định giá theo từng ngày một của đời người “Một ngày so với một đời người là quá ngắn, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên”. Thân bài 1. Giải thích ý kiến Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: Giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Thực chất, ý nghĩa của câu nói: trong cuộc đời con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng để lãng phí thời gian. Cha ông ta xưa chẳng từng để khuyên con cháu bằng một câu ca dao giản dị mà vô cùng sâu sắc: “Đời người được một gang tay Ai hay ngủ ngày, còn lại nửa gang,” đó sao? 2. Suy nghĩ, bình luận, chứng minh mở rộng về câu nói bằng chứng minh Đúng như vậy, cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Muốn cho cuộc đời tươi đẹp như hoa, và có một tương lai huy hoàng và tráng lệ, chúng ta không được sống hoài sống phí. Đặc biệt là không được phí hoài thời gian, vì thời gian là một điều kiện rất quan trọng để tạo nên cuộc sống của mỗi con người. Vả lại đã là người ai cũng muốn được sống lâu với thời gian để làm việc, để cống hiến, để tận hưởng niềm hạnh phúc của trần thế. Nhưng thời gian lại được đếm đo theo từng đơn vị cụ thể đó là “một ngày” “mỗi ngày” . Ta có thể hình dung một cuốn sách được hình thành từ những trang cụ thể, thì cuộc đời con người sẽ được làm nên, hoàn thiện từ thời gian của từng ngày, của một ngày. Vì một ngày tuy rất ngắn ngủi, nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động sáng tạo. Có những phát minh, công trình khoa học được gặt hái trên hành trình miệt mài làm việc không ngừng, không nghỉ của từng giờ từng ngày, nhưng cũng có những phát kiến thiên tài được lóe sáng, trong một khoảng khắc rất ngắn của thời gian. Những nhà khoa học, những nghệ sĩ vĩ đại đều miệt mài làm việc từng phút, từng giờ, từng ngày trên bàn viết, trong phòng thí nghiệm. Đại văn hào thế giới Bandắc mỗi ngày chỉ ngủ có 4 tiếng đồng hồ. Vì thế tất cả cuộc đời ngắn ngủi của ông đã sáng tạo nên bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” đồ sộ gồm chín mươi bảy tập, một tài sản tinh thần vô giá của nhân loại sống mãi với thời gian. Sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu luôn “Vội vàng” vì sợ thời gian trôi, không đứng đợi: “Vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại; còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi; nên bâng khuâng tôi tiếc đất trời”. Cũng có nghĩa là tôi tiếc từng ngày của cuộc đời. Nhà văn hoá lớn, Phan Ngọc, một Người tự học mà biết rất nhiều ngoại ngữ, người đã sáng tạo một số công trình văn hoá đặc sắc đã ngoài 80 tuổi mà đến bữa ăn, còn phải ăn vội, ăn vàng, để chạy đua với thời gian, để tranh thủ từng giây từng phút một mà lao động, sáng tạo 3. Bình luận, mở rộng Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ việc nhỏ và việc lớn, có nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những việc lớn. Người xưa từng nói “góp gió thành bão”. Còn nhà văn thì nói “góp nhặt từng chữ cuộc đời mà viết nên trang”. Đối với chúng ta thì sao? Trong khi có biết bao người đang chạy đua với thời gian, luôn “giục giã” mình và giục giã người hãy mau lên tranh thủ từng phút, từng giờ vì những thành quả lao động, vì những công trình sáng tạo được khai sinh kịp thời, thì cũng có không ít người, thậm chí là những chàng trai, cô gái mới tuổi đôi mươi, mà đã để cho cuộc đời bình thản trôi qua vô vị bằng cách đốt cháy những năm tháng quý giá của đời mình vào những “cuộc truy hoan” thâu đêm suốt sáng, hoặc khép kín phòng riêng miên man ngủ. Thật là “Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”.

29 tháng 10 2016

Tôi là một cái giường hư bỏ trong nhà chứa đồ cũ. Tôi buồn lắm. Cái nhà nhỏ như một cái hộp lớn, tồi tàn, dơ bẩn, bụi trên mái cứ rơi chầm chầm xuống phủ mình tôi. Và mạng nhện! Chúng giăng qua mình tôi tự do quá.

 

Nhất là không ai bén mảng. Lâu lắm: họa chăng một người đầy tớ mở cửa để ấn vào một cái ghế rách hay một cây đèn tồi. Rồi vội vàng đóng cửa ngay, dáng khinh khỉnh vì sợ bụi. Trời ơi, chịu sao nổi cảnh hiu quạnh dường này ! Dầu gãy, dầu hư. tôi vẫn mong được loài người đụng chạm. Tôi xưa kia đã từng nâng da, đỡ thịt, đã nhận sự sống của loài người lây qua mình tôi. Mà bây giờ không có sự gần gũi của người. Thật là cô đơn vắng vẻ!

Tôi có chuyện của tôi chứ. Tôi đâu phải là cái vồ lớn đựng nơi kia, nó chỉ có một lịch sứ suốt đời giơ đầu gồ của mình đập lên trên cái búa, cái rìu. Tôi biết nhiều lắm. Nhưng mà tôi chưa nói đó thôi.

Nào, cái bàn hư, cái ghế hỏng, cái cũi mọt và các người nữa, chiếc xe con góa bánh, hai cây đèn chảy đầu, năm cái thùng trật vành và mọi vật linh tinh lủng cũng, hãy nghe tôi tự thuật. Làm thinh hoài chỉ tổ làm cho mọt nó ăn.

Tôi vào trong nhà này đã lâu lắm. Mười bốn năm.

Tính thử xem, việc đời biết bao thay đổi ! Mười bốn năm trời, đời của tôi chẳng mấy chốc mà già với đời của người. Mọi vật đều thay bậc đổi ngôi, sự dâu bể của cuộc đời cho đến gỗ cùng phải chịu.

Xưa kia tôi đẹp, mới. Báy giờ tôi cũ, tôi xấu, tôi hư. Những hình dáng thuở trước tân thời, bây giờ tôi cổ hủ. Tôi đã thấy những chiếc chiếu dần dà rách, những cái gối dần dà mềm, những cái chăn dần dà mòn thủng, những cái màn hư hỏng từng miếng một, để lọt muỗi vào. Chiếu, chăn, màn, gối lần lượt tiếp nhau vào cõi tan nát, cái giường ở lại làm sân khấu cho sự đổi thay.

Chiếc giường nguy nga tráng lệ đến àm nổi bật hẳn sự hèn kém của tôi

 

Har người chủ càng năm càng phát đạt, sự giàu sang cứ đến rất đều nhịp, lòng người bởi thế cũng đều nhịp mà tùy thời. Người ta mấy mươi năm lần lượt bắt tôi đổi chỗ, mang từ phòng này sang phòng khác, đặt hết lối dọc đến lối ngang. Ban đầu tôi là chỗ nằm của ông chủ, bà chủ. Rồi sau năm năm một cái giường nguy nga tráng lệ đến làm nổi bật hẳn sự hèn kém của tôi. Tôi thành chỗ nằm của những người khách đến ở vài ngày. Rồi tôi lại được thành chỗ nằm của bọn trẻ con, mình chúng nhẹ song những cách tàn phá của chúng thì rất nặng. Chúng trèo lên mình tôi, và đi guốc đi giày lên, và nhảy nhót đùng đùng và đánh lộn nhau ầm ĩ.

Tôi càng cũ đi, sự hư hỏng càng đến gấp, cũng như một người càng già, những sự yếu đuối càng ru nhau ùa đến thật nhanh. Đoạn sau này, mỗi tháng đem đến sự xiệu vẹo, mỗi ngày một sự mòn mỏi, rồi bỗng chốc hiện ra nào mộng hư, nào chốt gãy, nào là ván thủng, chân què. Rồi tôi run lên như một ké già, gỗ kêu răng rác như một ông cụ gãy xương, tôi lòng khòng yếu đuối, mọt đến ăn tôi, cọt kẹt suốt đêm ngày.

Tự nhà trên tôi đã xuống nhà giữa, rồi tôi xuống, nhà dưới, rồi cuối cùng tôi xuống nhà bếp, hứng lấy bụi mồ hóng, là chỗ ngủ cho đầy tớ. Rồi thì đầy tớ cùng không thèm tôi nữa, tôi thì già quá mà nhà họ thì giàu thêm.

Cuối cùng, họ đẩy tôi vào đây, tôi sẩy vào đây. Khi họ mang tôi trên vai, vứt ra khỏi cuộc đời, bao nhiêu xương xóc của tôi đã kêu to lên một lần cuối cùng và tôi biết rằng đã hết.

Thỏi, thế là hết. Người ta dựng tôi trong nhờ chứa đồ bỏ này, bắt tôi chờ đợi cái gì đây?

Bụi trên mái rơi xuống hay chỉ là bụi tháng ngày dần dà lấp chôn mọi vật ? Cái giường không còn mong gì nữa, xưa nay cái giường dã để cho thiên hạ nằm, giờ đến lượt nó, cái giường muốn nằm, Nằm nghỉ trên cái gì đây ? Lửa đâu? Lửa đâu ? Sao không lại thiêu đốt mình ta, cho ta được thành ra khói, ra hơi để bay lên trời thẳm; để chuyển lưu trong kiếp luân hồi.

29 tháng 10 2016

bạn ơi giúp mình đừng chép trên mạng

11 tháng 2 2019

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Kết quả hình ảnh cho pha rung

HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG HIỆN NAY

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

*Nguyên nhân của việc phá rừng: Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

*Hậu quả của việc phá rừng: gây biến đổi khí hậu, mất cân = sinh thái, hiệu ứng nhà kính,trái đất nóng lên ,xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần...v.v.làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất, xói mòn, sạt lở

good luck pạn :)))))

25 tháng 4 2021

mk chỉ tìm đc nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá thôi nhé ..., còn mấy khác mk ko rõ ạ !!!!

Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Do con người đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,… ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,…. Ngoài nguyên nhân do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.

29 tháng 10 2016

Câu 1: Trả lời:

Tôi là một cái giường cũ. Vì tôi xấu, nên chủ nhân của tôi đã dẫm đạp tôi, đập đánh tôi. Dù có đau đớn đến đâu thì đó cũng là chủ nhân tôi. Và rồi, giờ đây tôi chỉ còn là những mảnh gỗ gãy nát bên cái ngách phòng.

25 tháng 1 2021

hiha

2 tháng 1 2019

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.

Tham khảo

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Thay từ rừng --> tôi sẽ đúng yêu cầu của đề nha....

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", tâm trạng của nhân vật Thành sau khi dẫn Thủy ra khỏi trường học đã được miêu tả vô cùng chi tiết, chân thực. Thật vậy, tâm trạng của Thành được miêu tả bằng cụm từ "kinh ngạc". Chỉ bằng một câu văn đó, ta đã thấy được sự đau lòng của Thành trong cuộc chia tay với em gái mình. Cậu thấy cảnh vật vẫn như xưa, vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế nhưng, cậu với em thì lại phải chia ly, gia đình thì tan vỡ. Đó là cả một tai họa và cú sốc tinh thần với những đứa trẻ như Thành và Thủy. Ẩn sâu trong cậu là sự đau lòng tột cùng. Từ đó, người đọc thực sự thấy đau lòng cho những đứa trẻ ở những gia đình có bố mẹ chia tay như vậy.

19 tháng 9 2021

Tham khảo

Từ khi Thành ra khỏi trường của Thủy, Thành thấy kinh ngạc là vì trong khi mọi việc diễn ra rất bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp cuộc đời vẫn bình yên,... ấy thế mà hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Nói cách khác, Thành ngạc nhiên vì trong lòng mình đang nổi dông, nổi bão bởi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ. Thành cảm thấy trời đất như sụp đổ thế mà mọi thứ xung quanh lại rất bình thường. Đây là diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xá làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm và trạng thái thất vọng, bơ vơ của Thành.