K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C) Hoạt động luyện tập 1. a) Đọc gợi ý...ở dưới Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây: - Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa. - Em rất thích đọc...
Đọc tiếp

C) Hoạt động luyện tập

1.

a) Đọc gợi ý...ở dưới

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

- Chống nạn thất học.

- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

- Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ vănc) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới. Bài tập Ngữ văn

(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài. Bài tập Ngữ văn

6
25 tháng 1 2017

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

3 tháng 2 2017

Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

26 tháng 10 2021

TỔ 2

Bài tập 1 SGK/120

Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.

Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó  như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối:  lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.

Câu hỏi:

-  Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.

+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.

- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?

    * Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:

- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.

- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:

      + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..

     + Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.

     + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.

     + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).

    * Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.

- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?

- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn

- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.

 

26 tháng 10 2021
NHÓM 4 *** Sưu tầm đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp của bài thơ "Thương vợ". Nếu ai đã từng được nghe những câu ca dao, dân ca thì chắc hẳn không thể nào quên hình ảnh "con cò", chính vì vậy mà tác giả Tú Xương đã đưa hình ảnh này vào trong bài thơ "thương vợ" của mình. Người vợ tảo tần chăm lo cho "năm con với một chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... Cái cảm giác bâng khuâng day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít... Song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "Thương vợ" của Tú Xương, ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương và bao dung như vậy! Có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con - một chồng. Một tay người phụ nữ ấy "Quanh năm buôn bán", "Năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này. Trả lời câu hỏi: Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn? Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú Luận điểm 2: Nỗi lòng của ông Tú Người viết đã đưa ra những luận cứ nào để diễn giải cho luận điểm. Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh), vì sao? Luận cứ: + Cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú + Đức tính cao đẹp của bà Tú + Tình thương vợ của ông Tú + Cảm xúc của ông Tú + Vì rào cản phong kiến nên ông Tú đành bất lực nhìn vợ mình mưu sinh vất vả khổ cực. Cần vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính. Vì để làm rõ luận điểm, thể hiện rõ quan điểm của tác giả, cảm nhận rõ tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho vợ của mình, đó là lòng biết ơn và cảm thấy thương cho người vợ tảo tần giàu đức hi sinh. Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu? Người viết đã kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ. Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu một cách toàn diện, làm cho bài văn nghị luận sáng rõ về nội dung hình thức cấu trúc và mối liên hệ bên trong lẫn bên ngoài của đối tượng để cho đoạn văn được trong sáng dễ hiểu.
3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

16 tháng 4 2021

Nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. => Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

13 tháng 1 2017
a) Trong bài văn Chống
nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:

– “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí“

– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.“

Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc
những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn
nghị luận.

b) – Ở bài văn Chống nạn
thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? – Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí
lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có
các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này
khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: – Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân,hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết
chữ); – Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không
thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; – Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức
cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, ngườiăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư
gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình…, phụ nữ …, thanh niên…) c) Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc,biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
12 tháng 1 2017

a, có rồi nên mk ko làm lại nhé!

b

- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) c,Dân ta 95 phần trăm mù chữ ==> muốn xây dựng đất nước thì ==> phải có kiến thức phải biết đọc, ==> biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết ==> phụ nữ càng phải học ==> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học. nếu được nội dung và vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
29 tháng 1 2018

a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

b.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

    + Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

    + Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

18 tháng 5 2017

Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

8 tháng 5 2018

- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.