Hãy kể lại câu chuyện cảm động về tình bn mà em biết .
Tặng mọi người nè !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đây là bài về nhà nếu chép mạng thì bị cô mình mắng.nên mình ms bảo k chép mạng
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "
Cụ thể thì dài lắm !!! (-:
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người.
Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo."Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?" Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm.
Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8/3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Bai van ve thanh cong gay xuc dong hang ngan trai tim hinh anh 1
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi.
Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời.
Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.
Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
Như thế nào mới được gọi là tình bạn thật sự? Như thế nào mới cảm nhận được hết người bạn của mình quan tâm mình như thế nào?
Trong buổi gặp gỡ đầy thú vị với các anh chị lớn tại trường học, em đã được nghe một câu chuyện tình bạn vô cùng cảm động. Đó là một tình bạn chân thành và đáng quý của một chị học sinh lớp 6.Chị kể mở đầu câu chuyện bằng một giọng nói nghẹn ngào đầy cảm xúc. Em cũng không hiểu sao chị lại khóc. Điều đó làm em không sao rời mắt khỏi chị. Chị kể nói rằng:
– Chào các em chị là Phương. Các em à trong cuộc sống của chúng ta ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn cũng vô cùng quan trọng. Và hôm nay chị sẽ chia sẻ cho các em về tình bạn của chị một tình bạn mà chị luôn cảm thấy hạnh phúc khi nhắc về nó.
Chị ấy có người bạn tên là Hoa hai người thân nhau lắm, hai người thường xuyên đi học cùng nhau,ngồi cùng bàn với nhau có gì cũng chia sẻ cho nhau. Câu chuyện tình bạn ấy tưởng chừng sẽ mãi đẹp nhưng không nhưng hiểu lầm mâu thuẫn bất đầu xảy ra khi hai chị lên lớp 6. Hai chị không còn học chung lớp với nhau nữa thế nhưng hai chị vẫn đèo nhau đi học và đợi nhau về. Tuy nhiên tình bạn của hai chị không được như xưa nữa khi chị Phương có thêm những người bạn mới. Nhà chị Phương giàu hơn nhà chị Hoa vì thế chị Phương có nhiều tiền tiêu vặt hơn và hay đi ăn uống hơn. Chị Phương hay đi với những người bạn mới hơn và ít quan tâm chị Hoa. Chị Hoa tủi thân lắm mặc dù vẫn đi học cùng nhau nhưng hai chị đã ít nói chuyện hơn. Mấy chị bạn của chị Phương lại đặt điều nói xấu chị Hoa. Sau đó khoảng thời gian sau hai chị không liên lạc với nhau nữa. Chị Hoa nhắn tin cho chị Phương nhưng không thấy chị đáp lại. Một tin hai tin rồi ba tin, một ngày rồi hai ngày đến một tháng hai chị không còn nói chuyện với nhau nữa.
Đến một ngày kia chị Phương cùng những người bạn của mình đi chơi về muộn. Các chị đi qua một đoạn đường vắng, bất chợt một gã thanh niên xông tới để trả thù bố chị Phương vì đã bắt em trai hắn vì tội giết người. Bạn của chị Phương chạy hết còn chị Phương thì bị gã túm gọn. Chị hoảng sợ chống cự và bị gã tát liên tiếp tát vào mặt. Chị Hoa vẫn luôn dõi theo người bạn của mình. Chị lấy hết can đảm chạy ra, còn gã đang lăm le khúc gỗ trong tay định quật vào người chị Phương. Chị Hoa không do dự lấy thân mình nhỏ bé đỡ cho chị Phương. Chị đau đớn rồi ngất đi. May thay lúc đó có người đi qua nên gã kia chạy mất và chị Hoa được đưa đi viện. Chị bị gãy chân và phải bó bột lúc tỉnh dậy người đầu tiên chị nhắc đến là chị Phương. Chị phương vừa nói vừa khóc chị nói: “suýt nữa thì chị đã mất đi một tình bạn tuyệt vời!”. Kết thúc buổi nói chuyện chị còn cho em xem ảnh của chị Hoa nữa. Ngay sau khi về lớp em ôm chầm lấy con bạn thân mặc cho mặt nó ngơ ngác không hiểu gì.
Tình bạn thật sự là thế đấy các bạn ạ, bạn thân là dù cho ai có nói gì thì cũng phải hỏi người bạn của mình đầu tiên, hãy biết trân trọng kẻo mất đi một người bạn tuyệt vời nhe.
Bạn tham khảo nha! Chúc bn hx tốt!
Hà nhìn theo mãi màu áo của Mai và nói thầm trong bụng: “Mai ơi! Thế là từ đây chúng ta mãi mãi xa nhau rồi”. Hà bước trên con đường làng quen thuộc. Hai bên đường hàng phi lao đang rì rào ca hát. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống con đường quanh co như một dải lụa khiến Hà nhớ đến Mai biết bao.
Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà Hà quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học, Thu Hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Và như vậy chiều nào Hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thây cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng, Hà liền đi sát lại kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó hai người quen nhau. Hôm ấy vừa đi, Hà vừa hỏi:
- Bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?
Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:
- Mình tên là Mai. Vì nhà quá nghèo và đông anh em, mình phải đi bán bỏng để kiếm tiền mua Sắm quần áo và đồ dùng học tập.
Thực tình nhà Hà cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy, Hà đưa ý kiến nói với bố. Bố Hà đồng ý ngay. Hôm sau, Hà ngỏ lời muôn tặng áo cho Mai nhưng Mai đã từ chối.
- Cảm ơn bạn nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua Sắm áo mới và đồ dừng học tập.
Cũng từ hôm ấy không hiểu sao Hà không còn thấy Mai đi bán bỏng ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao gặp được lại Mai một lần nhưng... quả là khó. Mãi thời gian sau này, Hà mới bất ngờ được gặp lại Mai trong kì đi thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy Mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy Mai. Đôi bên ôm riết lấy nhau tưởng chừng như không thể rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau Mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi Hà làm được rồi, nhưng đến một bài toán khó Hà suy nghĩ mãi không được. Trán Hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy Mai viết lia lịa.
- Ban nãy thấy bạn lúng túng mình muôn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại, mình thật sự hối hận. Tốt hơn hết là chúng ta hãy tự đi bằng đôi bàn chân và trí óc của mình.
Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.