Câu 1: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ khi nào?
A. Thế kỉ III. B. Thế kỉ II. C. Thế kỉ III TCN D. Thế kỉ II TCN
Câu 2: Triều đại nào phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
A. Nhà Tống B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 3: “Loạn 12 sứ quân” xảy ra vào cuối triều đại phong kiến nào ở Việt Nam?
A. Triều Ngô. B. Triều Đinh C. Triều Lý D. Triều Trần
Câu 4: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
A. Chữ Nho B. Chữ tượng hình C. Chữ Phạn D. Chữ Hin-đu
Câu 5: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?
A. Đinh Bộ Lĩnh B. Lê Hoàn C. Ngô Quyền D. Lý Công Uẩn
Câu 6: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên là gì?
A. Quốc triều hình luật B. Hình Thư C. Hồng Đức D. Gia Long
Câu 7: “Tiên phát chế nhân” là cách đánh do ai tiến hành?
A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn
Câu 8: Mùa xuân 1077, gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống
B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông - Nguyên
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long
Câu 9: Thời kỳ phong kiến người Trung Quốc đã phát minh ra?
A. Giấy, La Bàn, Gốm, Thuốc Súng B. Giấy, La Bàn, Thuốc Súng, Nghề In
C. La Bàn, Thuốc Súng, Tiền, Thuyền. D. Giấy, La Bàn, Thuyền, Nghề In
Câu 10: Quốc hiệu của nước ta dưới triều Tiền Lê là gì?
A. Đại Việt B. Đại Nam C. Đại Cồ Việt D. Việt Nam
Câu 11: Tên gọi “vạn thắng vương” là của ai?
A. Đinh Liễn B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Quyền
1. triều đường .
3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần
4.Thời ngô
Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ
Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng
Thời lý
Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ
Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã
6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.