1.Lập dàn bài và làm một bài văn hoàn chỉnh theo đề sao :
Kể về một ngày hoạt động của mình
Ai giúp mình với .Lập dàn bài nữa nha+làm một bài văn hoàn chỉnh về đề trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.
Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.
Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về đi
1 Mở bài
- Giới thiệu lí do về thăm quê: Về với ai, thời gian về thăm?
- Suy nghĩ chung về quê hương, đất nước?
2 Thân bài
-Tâm trạng khi được về quê? ( vui mừng,phấn khởi; nôn nóng muốn đặt chân lên mảnh đất quê hương.)
- Quang cảnh chung của quê hương (những đổi thay…?) .
- Được gặp bà con, họ hàng ruột thịt.
. - Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng trang lứa.
- Dưới mái nhà người thân.
3. Kết bài:
- Chia tay với mọi người.
- Cảm nghĩ về sự thay đổi của quê hương.
- Xúc động , hẹn ngày gặp lại.
Đề 1 , Kể về 1 việc tốt mà em đã làm
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 1: Dàn ý
MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
TB:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
Bài làm
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
Bạn tham khảo tạm nhé !
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
Tham khảo
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau di chuyển đến địa điểm thực hiện hoạt động.
Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa. Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa. Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo.... Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển. Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ. Dù nắng nóng vất vả nhưng ai cũng rất vui vẻ vì được góp sức mình giúp bờ biển sạch đẹp hơn. Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều người tốt như chúng em – những người có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Dàn ý thì bạn có thể tự viết nhé !
1. Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc. Đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào.
Sau lễ duyệt binh nghiêm trang, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
Ra khỏi Lăng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học với rất nhiều cảm xúc tự hào,...
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
2. Em đọc soát và chỉnh sửa nếu có.
3. Em đọc bài làm của em trong hoạt động Viết cho người thân nghe.
Tham khảo
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
II. BÀI LÀM
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !
Tham khảo:
Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.
Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.
Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.
Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.
Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.
Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.
Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.
Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.
Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.