giúp mình với ạ!
Lập dàn ý 1 đoạn làm sáng tỏ ý kiến sau : "vô cảm là 1 căn bệnh nan y gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và xã hội".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.
Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.
Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.
Chúc bạn học tốt!
Mạng xã hội đã sớm du nhập vào nước ta, nhờ có internet, 3G, vì thế các trang mạng cũng thành lập nhiều và nổi tiếng nhất trong đó là Facebook.
Hiện nay, trên các trường học từ học sinh đến những người có tuổi đều tham gia Facebook, nhưng ít ai hay biết rằng tác hại của nói ra sao? Nhiều người cứ ngỡ rằng, facebook dùng để trò chuyện nhưng thực chất là không phải. Facebook là nơi để chúng ta khoe ảnh đi chơi, lễ hội với mọi người cũng như những dịp tham quan, thế mà vẫn có một số người thiếu ý thức đăng ảnh sex, 18 + ,.... làm mất đoàn kết diễn đàn. Đây cũng là nơi có sản xuất nhiều game, khiến nhiều bạn nhỏ bỏ học chơi game.... Và hơn hết nó được xem là ứng dụng " nói xấu người khác ". Hiểu thế nào nhỉ, giả sử lớp bạn có người bị cô la mắng, sau khi về nhà, bạn ai đăng "stt" lên Facebook và nói rằng: "Bà cô chó đẻ hay trời đánh bà".... hay dùng nó để
chửi nhau, khiến gặp nhau ngoài đời thì gây ra xung đột xã hội, làm tổn thương nhiều người. Thế nhưng có nguười dù biết thế vẫn muôn tham gia để biết đây biết đó.
Mạng xã hội ngày càng phát triển, facebook ngày càng thân thuộc, nhưng ít ai biết rằng có có hại. Mong mọi nguời đừng quá làm dụng nó rồi một ngày nào đó nó phản tác dụng, lúc đó thì cứu chữa cũng không kịp.
Tham khảo
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người.
- Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Vô cảm là 1 căn bệnh nan y gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và xã hội
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm: “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.
2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống
- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích):
+ Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …
+ Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…
+ Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…
+ Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân…
3. Phân tích nguyên nhân- Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực
- Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa
- Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng
- Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác
- Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp
- Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh
- Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…
- Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…
- Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.
III. Kết bài
- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh.
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.