giải thích câu
Công cha như núi Thái sơn.........
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ.
Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu), mà tiêu biểu là nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, trong cơn đói khát ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để mẹ ăn cho đỡ đói. Đó là cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những cảnh ngộ đặc biệt, còn trong cuộc sống bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua lời ăn, ý ở.
bạn tham khảo nha
Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có nhiều bài ca diễn tả những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý. Một trong những bài ca dao đó là:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.
Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!
Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?
Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.
Thật hạnh phúc cho những ai được ấp ủ, được lớn khôn trong vòng tay cha mẹ. Vậy con cái phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ? Dân gian đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về iòng hiếu thảo. Nhưng trong điều kiện bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện từ trong cốc nước mát trao tay khi cha mẹ vừa đi làm về, trong bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt, trong sự cảm thông với điều kiện của hoàn cảnh gia đình mà không đua đòi ăn diện… Và điều quan trọng nhất là phải trở thành trò giỏi con ngoan, để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Rồi đến khi trưởng thành, dù có bận bịu cuộc sống riêng đến mấy, ta cũng phải chăm sóc cha mẹ chu đáo và trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Lòng yêu kính cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng bổn phận, trách nhiệm, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ lại là thước đo phẩm chất của mỗi người. Chính vi vậy, bài ca dao “Công cha như núi…” đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một lời nhắc nhở, dặn dò con cái phải hiếu thảo cha mẹ.
Chúc bạn học tốt nha
“Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Công cha như núi Thái Sơn là nói về công người cha đã hết lòng vì con cái vì gia đình.Còn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra là nói nghười mẹ đã làm mọi thứ vì con cái.
Tham khảo :
Gia đình là nơi hội tụ của những tình yêu thương. Dù bạn có phạm bao nhiêu lỗi lầm, có vấp ngã bao nhiêu lần, cha mẹ cũng là người sẵn sàng yêu thương và tha thứ cho bạn. Cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người. Hiểu được công lao to lớn của các bậc sinh thành, ca dao xưa có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao của các đấng sinh thành:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc). Là một trong những ngọn núi có chiều cao khiêm tốn nhưng lại có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc, người dân ở đây tôn thờ ngọn núi này như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. Vì vậy, khi ví công lao của cha như núi Thái Sơn, tác giả muốn nói về công lao sinh thành ra chúng ta, những đứa con được chở che trong vòng tay của gia đình. Đồng thời muốn nói công lao của cha là to lớn và vững chắc như núi.
Hình ảnh người bố đặt cạnh hình ảnh núi cho thấy sự mạnh mẽ của người là trụ cột vững chắc trong gia đình. những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.
Đi liền với công cha là tình thương từ nghĩa mẹ:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Sự hi sinh và công ơn của mẹ thường được nhắc tới nhiều hơn trong văn chương, bởi mẹ hi sinh cho ta nhiều hơn tất cả mọi người trên thế giới này, không quản nắng sương khó nhọc, cũng không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết tình cảm của mẹ. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được. Vừa trong lành lại đầy ắp, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm
Bởi vậy mà nói, tình cảm của mẹ là không thể nào kể xiết
Nếu hai câu thơ đầu nói về công lao to lớn của cha mẹ, thì hai câu thơ sau là lời khuyên chân thành dành cho những đứa con:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà có những câu thơ:
Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Chữ hiếu là bổn phận của những người con, là nghĩa vụ buộc phải thực hiện, vậy mà vẫn có những cá nhân riêng biệt không những không hiểu được công lao của cha mẹ:
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Câu ca dao đơn thuần giản dị nhưng lại nói được đạo lý làm người to lớn. Mỗi chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở mình về đạo làm con, yêu thương quan tâm cha mẹ của mình, làm cho tròn chữ hiếu.
THam khảo
Phân tích ý nghĩa của bài ca dao ”Công cha như núi Thái Sơn….”
Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. Vì thế công ơn của cha mẹ rất to lớn. Chúng ta cần phải biết ơn và đền đáp những công ơn đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo. Núi Thái Sơn là một ngọn núi có độ cao đồ sộ và vững chắc được tác giả so sánh như tình cha mạnh mẽ và to lớn. Nước trong nguồn là dòng nước mát nhất, thanh khiết nhất chảy mãi không bao giờ cạn được ví như tình mẹ bao la ngọt ngào và trong veo.
Câu ca dao có có lời lẽ nhẹ nhàng, âm điệu ngọt ngào và có ý nghĩa sâu sắc từ hình ảnh núi Thái Sơn và dòng nước trong nguồn, người xưa đã ngợi ca công lao của cha mẹ đối với con cái là vô tận là bất diệt. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta những người con của thế hệ sau phải biết công ơn của cha mẹ để làm tròn chữ hiếu. Từ hình ảnh cụ thể của ngọn núi cao sừng sững và dòng nước mềm mại trong lành đã giúp chúng ta hiểu roc những cái trừu tượng. Chính vì thế chỉ có hình ảnh của thiên nhiên bao la rộng lớn mới có thể sánh bằng công cha nghĩa mẹ. Người xưa khuyên chúng ta nên làm tròn bổn phận để đền đáp phần nào nỗi cực nhọc của cha mẹ khi sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái, cả cuộc đời cha mẹ chịu đựng những khó khăn vất vả, những gian nan trong cuộc sống để nuôi con khôn lớn thành người.
Cha mẹ lo cho con cái từ cái ăn cái mặc đến nơi ở, dạy dỗ con trở thành người có ích. Người cha, người mẹ lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc nhất, là nơi tin tưởng nhất để con cái gửi gắm niềm tin, sẵn sàng giang rộng vòng tay mở rộng tình thương lòng nhân ái, lòng bao dung để con cái vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Câu ca dao có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính chất con người đặc biệt là đối với những người làm con.
Trong cuộc sống nhộn nhịp hiện đại ngày nay đâu đó vẫn còn những con người chưa nhận ra công ơn của cha mẹ, chưa làm trong bổn phận của người làm con để cho cha mẹ phải buồn lòng. Có lẽ cũng có lúc nào đấy chúng ta thắc mắc rằng: Tại sao công cha và nghĩa mẹ lại to lớn không có gì có thể sánh bằng? Đơn giản vì cha mẹ là người sinh ra ta có cha mẹ mới có được chính mình, nuôi dưỡng và dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải làm gì để đáp ứng công ơn của cha mẹ? Mỗi người trong mỗi chúng ta có biết nghe lời cha mẹ là những người con ngoan là học sinh và là người con ngoan của cha mẹ.
Câu ca dao là một lời khuyên kín đáo và sâu sắc thể hiện được công ơn của cha mẹ bao la như núi với nước tồn tại mãi không bao giờ ngừng. Bài ca dao đã dạy chúng ta bài học bổ ích, chúng ta cần biết làm gì để nâng niu và trân trọng công lao của cha mẹ, trở về với hiện thực câu ca dao giúp cho chúng ta thấu hiểu được đạo lí làm người.
lm z bao giờ xong ~~ T_T
. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
ND : khuyên con ng ta anh em trong một gia đình như ta vs chân pải giúp đỡ nhau .
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
ND : nói đến Cảnh xứ huế giống như 1 bức tranh đẹp .
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật như củ ấu gai
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật tấm lụa
Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật bèo trôi
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vậtvs tấm lụa điều
Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật vs hoa lài
"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi"
ND : ng có cha thì rất may mắn còn ng ko có cha thì ...
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau".
ND : nói đến ng mẹ như chuối ba lương .
"Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu".
_ND : nói đến con ng vs lửa
mk lm hơn gọn xíu ! Mong bn thông cảm ~~
- So sánh , ẩn dụ
- Làm câu văn nổi bật hơn . Và cho ta thấy rằng cha mẹ sẵn sàng hi sinh vì con cái , đức cha mẹ được ví to như núi Thái Sơn thể hiện lòng biết ơn giữa con cái với cha mẹ
( Suy nghĩ z đó muahaha)
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu), mà tiêu biểu là nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, trong cơn đói khát ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để mẹ ăn cho đỡ đói. Đó là cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những cảnh ngộ đặc biệt, còn trong cuộc sống bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua lời ăn, ý ở.