từ ấn tượng về một thắng cảnh đặc sản của một vùng đất, hãy thể hiện tình cảm của mình về vùng đất ấy qua một bài văn ngắn ( giúp mình với na)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói đến cảnh đẹp của đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Dọc theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mĩ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phảng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng rất khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục đi luồn lách giữa những đảo đá nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có mỏm giống như cái tháp chóp nhọn mọc vút lên cao từ chiều sâu đáy biển, những mõm đá khác giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền buồm đánh cá… Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh đa dạng, phong phú, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn.
Trên những động nhỏ nhưng rất nhiều hang động trong đó có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Từ những vòm đá cao nhất rũ xuống những dãy thạch nhũ "cột băng" pha trộn những màu sắc vô vàn những hình thù bằng đá mang sắc thái khác nhau: Một số hình giống hgười, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối…
Hang đẹp nhất có lẽ là hang "Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng tạo ra một âm thanh thú vị mang sắc thái giai điệu của bản nhạc nhẹ, không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu khí mát tràn trề.
Những khi trăng đêm tỏa sáng ta có cảm giác các hòn đảo nhỏ như ánh lên màu tím nhạt. Trên khắp các hòn đảo nhỏ như đều có những bụi cây mọc thấp lè tè phủ kín. Những lớp đất đá, nước biến mặn, những làn gió thổi quanh năm làm cho cây cối thấp hơn so với những cây khác cùng loai moc trong rừng rậm.
Có tới hàng ngàn hòn đảo như trải khắp vịnh, chống giữ bờ vịnh lặng yên khi có những cơn sóng biển dữ dội đổ về và tạo thành một hệ thống pháo đài tự nhiên, mà trong lịch sử đã nhiều lần được sử dụng để chống giặc ngoại xâm.
Mùa nào Hạ Long cũng tuyệt đẹp. Mùa xuân, những hòn đảo bị mờ đi trong làn khói mỏng lúc ẩn lúc hiện. Mùa hè, ngay từ sáng sớm tinh mơ nhiều đoàn thuyền với những cánh buồm đủ màu sắc đa dạng nối đuôi nhau ra khơi đánh cá, và buổi chiều tà lại về với những khoang thuyền đầy ắp cá, món quà của biển cả ban tặng.
Sức hấp dẫn và vẻ đẹp kì diệu của Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn luôn là điểm hội tụ của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Mọi người đến đây tham quan nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp của kì quan thứ tám trên thế giới này.
Sơn là núi, La là suối. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ con suối trên núi. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc anh em, tạo thành sức mạnh, tỏa sáng như viên ngọc giữa đất trời Tây Bắc.
Vùng đất Sơn La có vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trong những cuộc hành trình về với Sơn La.
Đến Sơn La để ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm, hang Trâu… và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.
Hang Thẳm Ké (hang Trâu) dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Hang bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng. Dưới lòng hang rộng là rất nhiều thạch nhũ từ vòm hang buông xuống.
Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.…
Đó là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo, là một phần không thể thiếu của vùng rừng núi Tây Bắc Sơn La.
Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Quê hương..!Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
Sơn là núi, La là suối. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ con suối trên núi. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc anh em, tạo thành sức mạnh, tỏa sáng như viên ngọc giữa đất trời Tây Bắc.
Vùng đất Sơn La có vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trong những cuộc hành trình về với Sơn La.
Đến Sơn La để ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm, hang Trâu… và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.
Hang Thẳm Ké (hang Trâu) dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Hang bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng. Dưới lòng hang rộng là rất nhiều thạch nhũ từ vòm hang buông xuống.
Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.
…Đó là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo, là một phần không thể thiếu của vùng rừng núi Tây Bắc Sơn La.
Mỗi nơi trên đất nước ta đều có những đặc sản , món ăn riêng. Những món ăn đó đều mang những nét đẹp truyền thống , không có món ăn nào giống nhau cả. Quê hương tôi ở Hưng Yên nghe cái tên có vẻ ai cũng nghĩ nó chỉ là một vùng quê không được đẹp nhưng các bạn đã sai khi đã nghĩ như vậy. Nơi đây phong cảnh rất đẹp từ con người đến thiên nhiên. Với những bãi ngô đang bắt đầu vào mùa,....Rất nhiều những thứ thú vị và hay nhưng đâu ai biết đặc sản ở đây. Nơi đây có nhãn lồng, bạn đã thưởng thức hương vị của nó chưa. Nhãn lồng bên trong có cùi dầy.Về kích thước: Quả nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau. Cùi và hạt nhãn: Cùi nhãn lồng Hưng Yên dày và khô, còn cùi nhãn Trung Quốc dày nhưng nhiều nước. Đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau - đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có. Trên mặt ngoài cùi nhãn lồng Hưng Yên hình thành các nếp nhăn, các múi bóng nhẵn hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu.
Hương vị rất tuyệt, mới nhắc đến thôi tôi đã cảm thấy rất muốn thưởng thức nó rồi. Phong cảnh thật đẹp và cả nhãn lồng hương vị tôi yêu.
câu 1 :
Bài văn biểu lộ cảm xúc của tác giả khi xa trường xa bạn bè và thầy cô trong những tháng hè.
Lý do:
+ Mỗi kỉ niệm dưới gốc cây phượng lấy cánh phượng ép vào trang vở hoặc sổ
+ tên gọi thân thuộc gắn liền với tuổi học trò
+ hè đến là lúc phượng ra hoa và lúc đó là lúc chia tay
tình cảm bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi phải xa trường xa bạn.
vai trò của miêu tả làm nổi bật tình cảm của tác giả
vì hoa phượng gắn bó với những buồn vui của tuổi học trò.
biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp
“Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.”
Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Chúc bạn học tốt!
Sơn là núi, La là suối. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ con suối trên núi. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc anh em, tạo thành sức mạnh, tỏa sáng như viên ngọc giữa đất trời Tây Bắc.
Vùng đất Sơn La có vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trong những cuộc hành trình về với Sơn La.
Đến Sơn La để ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm, hang Trâu… và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.
Hang Thẳm Ké (hang Trâu) dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Hang bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng. Dưới lòng hang rộng là rất nhiều thạch nhũ từ vòm hang buông xuống.
Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.
…
Đó là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo, là một phần không thể thiếu của vùng rừng núi Tây Bắc Sơn La.