K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016

bài j hả bn

28 tháng 9 2016

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề):
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Gợi ý:
- Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa.
- Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán.
2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng.
3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Gợi ý:
- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
- Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang."
- Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4.
5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.
 
16 tháng 9 2021

Câu 1 :

- Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác tới.

- Hoàng tử bé gặp cáo trong hoàn cảnh cậu đang trên đường đi tìm con người. 

Câu 2 :

- Từ "cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong đoạn trích.

- Theo em, “cảm hóa” nghĩa là ta dùng tư tưởng, tình cảm, hành động, sự chân thành của mình để làm cho đối tượng đó thay đổi tốt hơ

Câu 3 :

- Cáo đã tha thiết mong được làm bạn với hoàng tử bé vì:

+ Hoàng tử bé rất dễ thương, không làm hại cáo mà muốn chơi cùng cáo.

+ Cuộc sống của cáo thật đơn điệu.

+ Cáo cũng nghĩ hoàng tử bé cần có một người bạn và vì thế nó dạy cho hoàng tử bé cách "cảm hóa" nó. 

Câu 4 :

- Nếu được hoàng tử bé "cảm hóa", cuộc sống của cáo sẽ được "chiếu sáng". "Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác".

- Qua đó, có thể thấy: Tình bạn thật sự chạm đến sự chân thành khi cả hai "cảm hóa" được lẫn nhau, và giúp đối phương trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 5 :

- Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã không hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé.

- Cáo đã khiến cho hoàng tử bé hiểu tại sao bông hồng lại là duy nhất.

Như cách lý giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành.

Câu 6 :

Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời của cáo "để cho nhớ": "Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần", "chính thời gian của mình bỏ ra cho bông hồng của mình", "mình có trách nhiệm với bông hồng của mình". 

Câu 7 :

- Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn.

- Bài học gần gũi nhất đối với em là: sự cảm hóa sẽ làm cho thế giới này tốt đẹp hơn và chúng ta có thêm những người bạn đáng quý.

Câu 8 :

- Theo em, nhân vật cáo là một nhân vật của truyện đồng thoại vì:

+ Là một câu chuyện dành cho thiếu nhi

+ Lấy loài vật làm nhân vật, nhân cách hóa con vật

+ "không thoát ly sinh hoạt thật" của loài cáo

+ Không xa rời cách nhìn theo thói quen của đối tượng độc giả là thiếu nhi.

tham khảo nha 

chúc bà học tốt đó :3

 

17 tháng 9 2021

Ôi pạn tui, thanks pà nhén

AH
Akai Haruma
Giáo viên
6 tháng 3 2021

Bạn nên viết cụ thể đề ra để được hỗ trợ tốt hơn, vì không phải ai cũng có sách giáo khoa toán 6 để mở ra xem í.

14 tháng 12 2017

Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1 ( Từ đầu…không màng danh lợi)

- Phần 2 ( tiếp… không cho vào thăm)

- Phần 3 ( còn lại)

8 tháng 5 2017

Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.

31 tháng 8 2018

Đề bài:

Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fanngười say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc aođo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

31 tháng 8 2018

Giải câu hỏi 4 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Từ mượn trang 26 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.

Đề bài:

Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fanngười say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc aođo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm:

-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

7 tháng 9 2024

so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8

21 tháng 6 2015

Phải chép ra người ta mới biết mà giải

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thân em vừa trắng lại vừa trònCâu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Bài thơ có...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1

: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ từng lớp nghĩa.

Câu 4 : Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên và nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa đó. (1đ)

Câu 5 :Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 có cùng thể thơ với bài em vừa chép.

Phần II- Tập làm văn (4 điểm) Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

0