K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2016

Đối nội: 

-Anh là nước cộng hòa quân chủ lập hiến

-2 đảng thay nhau cầm quyền, bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản.

Đối ngoại:

-Đẩy mạnh, xâm lược thuộc địa.

-Anh có diện tích thuộc địa lớn nhất thế giới. 

27 tháng 9 2018

-Về đối nội:

+ Duy trì chế độ Quân chủ lập hiến.

+ Thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại:

+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Như vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

7 tháng 10 2017

Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XXCâu hỏi : Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ?

- Về đối nội : tồn tại chế độ Quân Chủ lập Hiến với 2 đảng: Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền

- Về đối ngoại : xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.

Thuộc địa Anh : 33 triệu km2 – ¼ diện tích thế giới ; 400 triệu dân – ¼ dân số thế giới
- Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .

- Như vậy , đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là : ......chủ nghĩa đế quốc thực dân .............

Câu hỏi : Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ?

- Về đối nội : tồn tại chế độ quân chủ lập Hiến. Hai đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo Thủ thay nhau cầm quyền.

- Về đối ngoại : tăng cường xâm lược thuộc địa. 25% đất đai trên thế giới đã thuộc về tay của Anh.

- Như vậy , đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là : chủ nghĩa đế quốc thực dân.

6 tháng 4 2019

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

14 tháng 9 2023

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

 

 

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Chính sách đối nội

- Ở Anh:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Pháp:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Đức:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Mỹ:

+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách đối ngoại

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".

+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

4 tháng 3 2017

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

5 tháng 10 2016

1)Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.

Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn). Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người An. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình. Từ đó về sau, các bài văn bia, ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.

2)

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.

7 tháng 4 2017

Mâu thuẫn đó là làm cho các nước đế quốc thi hành chính sách ngoại giao hiếu chiến, xâm lược, tích cực chạy đua vũ trang, tuyên truyền tư tưởng; bạo lực, chuẩn bị chiến tranh thế giới chia lại thị trường.

21 tháng 6 2016

Em ms lp 7 =_=

21 tháng 6 2016

ừm 

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế.

- Về đối nội: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở Anh. Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km2. Vì vậy, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.