K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

tự trọng: không quay cóp, giữ lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi, giữ chữ tín, cư xử lịch sự, ăn mặc lịch sự 
thiếu tự trọng:sai hẹn, sống buông thả, không sửa lỗi,nịnh bợ nói dối, ăn mặc lôi thôi, nói năng càn quấy

Những điều chưa biết về "lòng tự trọng" của bạn 

Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của bạn đối với: 

- Giá trị bản thân. 
- Công việc bạn đang làm. 
- Những thành tựu bạn đạt được. 
- Suy nghĩ của bạn về người khác. 
- Lý tưởng sống. 
- Vị trí của bạn. 
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai. 
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn. 
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người. 
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình. 


Thế nào là lòng tự trọng thấp? 

Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều trên đối với chính mình. Chẳng hạn: bạn không đánh giá cao công việc mà bạn đang làm hay bạn cảm thấy sống không có mục đích và lí tưởng. 


Thế nào là lòng tự trọng cao? 

Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống. 

Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời. 

Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện. 


Lòng tự trọng có từ đâu? 

Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người. 


Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.

 

22 tháng 9 2018

- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:

+ Hôm qua Lan không học thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ mặc dù được các bạn ngồi đầu nhắc bài cho, song Lan vẫn không trả lời và chấp nhận điểm kém.

+ Mặc dù bị Hoàng chơi xấu (nói xấu sau lưng) nhưng khi Hoàng bị ốm, Tuấn vẫn cùng các bạn ghi chép bài cho Hoàng, thăm hỏi sức khoẻ của Hoàng.

- Việc làm thể hiện thiếu lòng tự trọng:

+ Ngồi ở đâu Lý cũng thường đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song Lý vẫn chứng nào tật ấy.

+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và tìm cách trả thù Nam.

3 tháng 4 2017

- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:

+ Hôm qua Lan không học thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ mặc dù được các bạn ngồi đầu nhắc bài cho, song Lan vẫn không trả lời và chấp nhận điểm kém.

+ Mặc dù bị Hoàng chơi xấu (nói xấu sau lưng) nhưng khi Hoàng bị ốm, Tuấn vẫn cùng các bạn ghi chép bài cho Hoàng, thăm hỏi sức khoẻ của Hoàng.

- Việc làm thể hiện thiếu lòng tự trọng:

+ Ngồi ở đâu Lý cũng thường đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song Lý vẫn chứng nào tật ấy.

+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và tìm cách trả thù Nam.


26 tháng 9 2017

Ế ế. bạn chơi gain vào sách giải GDCD là có ngay rồi đem ra tl à

27 tháng 12 2020

a) Trung thực: 

-Khi làm việc sai thì chủ động xin lỗi, nhận lỗi

-Nhặt được của rơi trả người đánh mất

Thiếu trung thực:

-Quay cóp trong giờ kiểm tra

-Đội mũ bảo hiểm có tính chất đối phó với công an

b) Ý nghĩa: trung thực là đức tính cần thiết và quý báu trong mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng 

 

13 tháng 9 2016

1) Rèn tính tự trọng:- Coi trọng , giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mưc đạo đức xã hội.

                                  -Cư xử đàng hoàng , đúng mực.

                                     -Biết giữ lời hứa

                                  -Luôn làm tròn trách nghiệm được giao phó.

                                 -Không để người khác phải trê chách, nhắc nhở.

2)

Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng “Thôi anh không mua đâu.

Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng “Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập” nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói

_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít.

3)

-Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.
        Joan Didion

-Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
                Khalil Gibran

-Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.
               Ngạn ngữ Tây Ban Nha

-Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.
            Thomas Carlyle

-Danh dự quý hơn tiền bạc.Đói miếng hơn tiếng đời. Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.

-Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.
Nguyễn Bá Thanh

-Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn.
                             Theodore Isaac Rubin

-Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
Hồ Chí Minh

-Đói cho sạch, rách cho thơm – Ca dao tục ngữ Việt Nam

23 tháng 11 2021

Tham khảo 

Để rèn luyện tính tự trọng cho bản thân mình, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải:

 

Khi mình thiếu sót thì phải tự biết nhận khuyết điểm.

 

Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.

 

Phải tôn trọng lẽ phải và làm theo lẽ phải.

 

Tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh.

 

Sống đúng với chuẩn mực và phải suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

 

 

23 tháng 11 2021

 -NHẶC DC CỦA RƠI THÌ TRẢ LẠI CHO NGHƯỜI LÀM ĐÁNH MẤT
 -KO VÌ VẬT CHẤT MÀ BÁN RẺ LƯƠNG TÂM

EM PHẢI TÔN TRỌNG Ý KIẾN NGƯỜI KHÁC, SỐNG ĐÚNG MỰC CỦA BẢN THÂN

6 tháng 10 2016

C1:

+ Về cử chỉ hành động 

+ Lời nói

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh

+ Không đùa đòi

Là học sinh:

+ Trang phục đúng quy định

+ Giúp đỡ các bạn khác

+ sống đúng với hoàn cảnh

6 tháng 10 2016

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.

20 tháng 7

a)-Nhặt được của rơi trả người đánh mất

-Dũng cảm nhận lỗi của mình 

b)

-Khi làm sai điều gì dũng cảm nhận lỗi chứ không được nói dối

...tự làm nhé

c)       - cây ngay không sợ chết đứng 

          -  ăn ngay nói thẳng

       -  thời gian thì sợ người ngay 

người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

              HỌC TỐT NHÉ

28 tháng 8 2018

a, Thể hiện tính trung thực:

-Ngay thẳng thật thà

-Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi

-Ủng hộ những việc làm trung thực và đấu tranh với những việc làm thiếu trung thực

Thiếu trung thực:

-Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

-Bao che thiếu sót của những người mà mình chịu ơn

-Làm hộ bài khi bạn ốm.

Để rèn luyện tính trung thực em cần phải :

-Sống ngay thẳng thật thà.

-Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn

-Luôn đói xử nhân hậu với mọi người

c,Những câu ca dao, tục ngữ,thành ngữ ,danh ngôn nói về đức tính trung thực:(mình thêm thành ngữ và danh ngôn)

-Ăn ngay, nói thẳng

-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

-Nói dối chẳng khác nào như đi lạc vào rừng , càng đi sâu càng khó tìm lối ra.

Chúc mọi người học tốt!vui

1. Thế nào là trung thực?Vì sao cần phải có lòng trung thực?2. Hãy kể một số việc làm thế hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày.3. Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực theo em cần phải làm gì?4. Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện của tự trọng? Vì sao con người cần có lòng tự trọng?5. Thế nào là yêu thương con người? Vì sao cân phải yêu thương con...
Đọc tiếp

1. Thế nào là trung thực?Vì sao cần phải có lòng trung thực?

2. Hãy kể một số việc làm thế hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày.

3. Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực theo em cần phải làm gì?

4. Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện của tự trọng? Vì sao con người cần có lòng tự trọng?

5. Thế nào là yêu thương con người? Vì sao cân phải yêu thương con người?

6. Hãy kể về một số việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu, giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng...)

7. Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Vì sao cần phải đoàn kết tương trợ? Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc với những người  xung quanh.

2
30 tháng 11 2021

Tham khảo.

1. trung thực có nghĩa là thật thà, ngay thẳng, không dối trá. Người sống trung thực là người tôn trọng lẽ phải, luôn nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi.

2.

- Những việc làm thể hiện tính trung thực:

+ Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.

+ Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.

+ Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.

- Những hành vi thể hiện tính không trung thực:

+ Được của rơi không trả lại cho người mất.

+ Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.

+ Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.

3.

- ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.

- thật thà, trung thực

4. Biểu hiện của lòng tự trọng hiểu đơn giản chính là mỗi người sẽ giữ được bản chất đáng quý của mình. Không vì thứ gì đó mà làm hạ thấp nhân phẩm của mình

biểu hiện của lòng tự trọng như: ... Nhặt được của rơi, trả lại người mất.

Có được lòng tự trọng bạn sẽ nhận được sự quý trọng, yêu quý của mọi người.

5. Vì yêu thương con người là truyền thống quý báo của dann tộc cần giữ gìn và phát huy.Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng và người biết yêu thương con người sẽ trở thành người có ích cho xã hội

6.

- Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau.

- Mẹ mệt thì xoa đầu, nắn bóp chân tay cho mẹ.

- Em bị ngã hay vấp thì nâng em lên và dỗ dành em.

- Giúp đỡ các cụ già, em nhỏ khi qua đường nhiều xe cộ.

- Chia sẻ cho các bạn nghèo hơn những quyển vở cái bút

- Tặng quần áo dư thừa cho các bạn miền núi khó khăn.

7. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

 Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.
Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. 
Các bạn học tốt trong lớp thay nhau kèm cặp các bạn học yếu hơn để lớp cùng tiến bộ. Giúp đỡ, ủng hộ các bạn nghèo khó.  Góp sách báo, quần áo ủng hộ các bạn vùng núi
30 tháng 11 2021

1.

Trung thực có nghĩa  thật thà, ngay thẳng, không dối trá. Người sống trung thực là người tôn trọng lẽ phải, luôn nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi.

2.

Việc làm trung thựcViệc làm thiếu trung thực
Không quay cóp, không giở tài liệu khi làm bài kiểm traNhặt được của rơi mà không trả lại cho người khác
Nhận lỗi khi mình làm saiBao che hành động sai trái của người khác
Nhắc nhở nhẹ nhàng với bạn khi bạn sai

Nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.

 

3.

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.

- Ra ngoài phải thật thà, trung thực

4.

Tự trọng : Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn  động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.

5.

 - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đờ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn. Yêu thương con người là chia sẻ, thông cảm với niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau của người khác.

-Vì yêu thương con người là thể hiện bản thân sống có văn hóa, có đạo đức đồng thời tại nên mối quan hệ gần gũi, gắn bó, thân thiết giữa người với người và tạo nên sự tin cậy của người khác đối với bản thân mình.

6.

Giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau.Mẹ mệt thì xoa đầu, nắn bóp chân tay cho mẹ.Em bị ngã hay vấp thì nâng em lên và dỗ dành em.Giúp đỡ các cụ già, em nhỏ khi qua đường nhiều xe cộ.Chia sẻ cho các bạn nghèo hơn những quyển vở cái bútTặng quần áo dư thừa cho các bạn miền núi khó khăn.

7.

-Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Vì: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi. Khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.

* Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ:

   – Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

   – Học tập, vui chơi một cách hoà thuận.

   – Yêu mến, gần gũi với tất cả các bạn.

 

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?
2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?
3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?
4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?
5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào trong học tập?Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa?Vì sao?
6.Hãy sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ nói về lòng biết ơn?
7.Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên?
8.Sống chan hòa với mọi người giúp ta những gì?Em đã sống chan hòa với mọi người như thế nào?
9.Hãy nêu một tấm gương tích cực,tự giác trong lao động,học tập ở trường mà em biết?Em học hỏi được những gì từ tấm gương đó?
10.Hãy nêu một việc làm của bản thân để thể hiện tính lịch sự và tế nhị?
11.Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường?Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

11
1 tháng 1 2017

Trời ơi , sao nhiều thế bạn . Để mình làm , lúc nào đó mình đăng bài làm lên cho bạn nha. Sẽ nhanh thôi!!!

5 tháng 1 2017

Bạn đừng dựa vào người khác quá nhiều,nếu quá nhiều thì sẽ đánh mất lòng tin của họ đấy!