K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2016

hay bạn nhờ chị Nguyễn Phương Linh hoặc chị Mai Phương aNH

7 tháng 10 2016

CHỊUbucminh

20 tháng 9 2016

tiếng anh ak bn

20 tháng 9 2016

Tham luận tham gia đại hội liên đội ak ? 

22 tháng 9 2016

An khun hầyhehe

 

21 tháng 9 2016

THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ EM

Kính thưa Đoàn chủ tịch

Thưa các quý vị đại biểu,các thầy giáo,cô giáo cùng toàn thể các đồng chí Đoàn viên thân mến!

Hôm nay,tôi rất vinh dự khi được đại diện cho chi Đoàn mình tham dự đại hội Đoàn trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams.Sau khi nghe Đoàn chủ tịch thông qua bản Báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kì cũ và Phương hướng hoạt động của nhiệm kì mới,tôi hoàn toàn nhất trí với những vấn đề mà Đoàn chủ tịch đã nêu ra.Đồng thời,tôi xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình về vấn đề an toàn giao thông trong học đường.

Thưa toàn thể đại hội!

An toàn giao thông từ lâu đã là một vấn đề bức thiết với toàn xã hội nói chung và trong học đường nói riêng.Hằng ngày,mỗi học sinh đi đến trường đều phải đi qua các đoạn đường đầy nguy hiểm với đầy rẫy các biển báo,đèn tín hiệu và các quy định khi tham gia giao thông.Nếu các học sinh đều chấp hành tốt những quy tắc ấy,thì chắc hẳn việc tham gia giao thông sẽ rất an toàn và không có gì đáng lo lắng.Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay thì lại không như vậy.

Khi đi trên các đoạn đường đến trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams ta vào các giờ tới trường hay lúc tan học,ta dễ dàng bắt gặp được các bạn học sinh vi phạm luật lệ an toàn giao thông.Một số hành vi phổ biến nhất có thể kể tới như:

          +Đi xe dàn hàng hai,hàng ba.

          +Bám,kéo,đẩy xe khi tham gia giao thông.

          +Đi xe sai phần đường quy định,lạng lách đánh võng.

          +Đi xe đạp điện không đội mũ bào hiểm.

          +Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.

Và còn rất nhiều hành vi vi phạm khác nữa.Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng vi phạm luật lệ giao thông như vây?

Ta có thể kể đến một vài nguyên nhân cốt yếu nhất như sau:

          +Thứ nhất: Do ý thức của mỗi bạn học sinh khi tham gia giao thông là chưa tốt.Chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông.

          +Thứ hai: Do các bạn học sinh còn chưa có hiểu biết sâu rộng về luật an toàn giao thông.

          +Thứ ba: Do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của thị xã ta cũng chưa thực sự tốt,dẫn tới việc học sinh cũng không thực sự chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Với những nguyên nhân như trên,tôi xin đề xuất một số phương án để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông như sau:

          +Giáo dục cho mỗi học sinh về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

          +Phổ biến kiến thức cho học sinh về luật lệ giao thông thông qua các baì học,các cuộc thi,các buổi hoạt động ngoại khóa,v.v…

          +Tổ chức các buổi ra quân,mít tinh truyên tuyền về an toàn giao thông trong thị xã.

          +Thành lập các tổ ATGT để quản lý giao thông tại trường vào mỗi giờ tan học.

          +Xử lý nghiêm các học sinh cố ý vi phạm an toàn giao thông.

          Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề an toàn giao thông trong trường ta.Chắc hẳn bản tham luận sẽ còn nhiều thiếu xót,mong đại hội sẽ góp ý bổ xung để bản tham luận được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe và xin chúc Đại hội trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams nhiệm kì 2016-2017 thành công tốt đẹp.

          Xin chân thành cảm ơn!

 

9 tháng 7 2017

Qua học 24

Đấy 

          Bạn

Tk nhé

Chúc bn hok giỏi

9 tháng 7 2017

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. 
Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém: uống rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu … Một mặt, đó là do chất lượng đường sá kém, nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng: ăn hối lộ, rút ruột công trình … Mặt khác, chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không màng đến sự an toàn, tính mạng của người đi đường, họ vẫn thản nhiên rải đinh xuống lòng đường để thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang chạy với tốc độ cao, người đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. 
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu”, cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn, ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân, nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Nguyên nhân cũng là do họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi, cái hại của việc mình đã làm. 
Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 chiếm gần 20% dân số Việt Nam nhưng chiếm tới gần 40% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cộng với đó là quản lý hành lang an toàn giao thông chưa chặt chẽ: hệ thống biển báo còn thiếu, phân luồng giao thông chưa hợp lý, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt chưa nghiêm minh, thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực trong xử lý … 
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy. 
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Vì vậy để học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về luật giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng … trên toàn quốc phát động và thực hiện tháng “An toàn giao thông”. 
Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết. Ngoài ra cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cung nam hoc 
Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe gắn máy cho con hoặc không cho phép con đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho con em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn ... 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ mai sau

9 tháng 11 2021

thi ban co nho lai mat khau la j , ban nho xem ban co doi mat khau ko

9 tháng 11 2021

mik gõ r mà mik chắc chắc 100% mật khẩu đó đúng . À mà mik lấy nick em mik vào trang của mik thì nó để là Nick đã bị đổi chủ! !

12 tháng 1 2019

bạn phét vừa thôi

28 tháng 5 2023

Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.

* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.

- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.

- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

Đi bộ:

- Qua đường an toàn:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

 

+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

Đi xe đạp:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.

- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.

- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.

Đi xe ôtô và xe buýt:

- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.

- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.

- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

- Ngồi tại chỗ.

- Không thò đầu, tay ra ngoài.

 

- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

- Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...

+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

Sử dụng các thiết bị an toàn

- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.

- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.

- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​