Hãy kể lại một lần em không vâng lời ba,mẹ ( không chép trên mạng )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu kể ra thì rất dài, tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!
1 Mở bài: -Thời gian diễn ra sự việc đó
- Lý do mắc lỗi, lúc đó thì ai đã nói với ba mẹ
2 Thân bài:
- Ngày hôm ấy bản thân e đã gây ra sự việc gì? Nói chung về sự việc đó
- Hành động cử chỉ của e như thế nào khi cha mẹ mắng và nhắc nhở
- Ngày hôm sau, khi tình cờ nghe cha mẹ nói chuyện. Bỗng cái cảm xúc cũng như là suy nghĩ của bản thân em về hành động, cử chỉ đó
-Lúc đó em vào và ăn năn hỗi lỗi
- Cha mẹ đã nói gì, và khuyên em những gì?
Kết bài: _ Sau ngày hôm ấy, nghe lời khuyên của cha mẹ thì em quyết tâm thay đổi
_ Sửa lỗi, và quan tâm tới cha mẹ hơn
_ Cảm xúc chung
Chúc bạn học tốt!
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa
Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. ừ, quả đầu Việt hâm hấp nóng. Mẹ nói vói bố đi qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.
Bố khóa cửa lại.
- Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu.
- Bố sợ con bỏ cửa trống.
.. Con không di chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.
Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:
- ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.
Bô khép cửa lại rồi đi làm.
Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thê' nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tí nó cười to thê' nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to:ƠViệt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!
Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tí thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.
Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.
Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.
Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ tay vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:
- Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa - Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân... Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi... đôi guốc sơn màu đỏ. Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thê' nào bây giờ nhỉ. Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi.
Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.
- ủa sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ...
Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thê' nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ dấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà.
Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...
Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:
- Bố nó xem, tôi dã bảo, đi phải khóa cửa lại.
Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:
- Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.
Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.
Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.
Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:
- Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.
Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.
Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.
Tiếng guốc gõ nhè nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...
Chúc bạn học ttots ^-^
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.
Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Bỗng nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.
Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Dựa vào dàn ý để làm thành một bài văn hoàn chỉnh nhé !!
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nhớ lại lần mình từng mắc lỗi với thầy/cô ở trong quá khứ.
Nêu lý do khiến đến tận bây giờ, sự kiện đó em vẫn còn nhớ rõ.
b. Thân bài
Giới thiệu đôi điều về thầy/cô của em: dạy môn học nào, dạy em năm lớp mấy, tính cách, tình cảm dành cho em...
Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm mà em phạm lỗi với thầy/cô của mình
Lý do mà em phạm phải lỗi lầm ấyKể lại diễn biến của lần phạm lỗi đó (kể chi tiết các hành động, lời thoại, suy nghĩ của bản thân em - kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kể và miêu tả, biểu cảm)
Sau khi kết thúc sự kiện đó, em cảm thấy như thế nào?
Em rút ra được bài học gì sau lần phạm lỗi đó
Tình cảm, quan hệ giữa em và thầy/cô có gì thay đổi sau sự kiện lần đó
c. Kết bài
Ở hiện tại, em vẫn nhớ rõ bài học nhận được sau lỗi lầm ở quá khứ.
Em đã, đang và sẽ thay đổi bản thân như thế nào sau khi nhận được bài học đó
Vào giờ ra chơi buổi trưa hôm ấy,Nam và minh đi tới cổng sau trường với vẻ lén lút ,một rạp xiếc đang ở đằng kia .
Nam nói:"Ngoài kia có rạp xiếc vui quá ,ra kia xem đi"
Minh trầm ngâm suy nghĩ và nói
"được đấy"
Nam và Minh trèo qua vách tường ấy ,bỗng có một người phía sau Nam núm lấy cái chân cậu và nói:
"Cậu này lớp nào đây,sau hết giờ rồi mà còn trèo tường ,định trốn học hả:
Nam khóc
Minh thấy thế ,liền chạy đi ,bỏ mặc Nam bị bảo vẹ nắm đuội áo.
Cậu chạy về hướng lớp ,nhưng ko dám vào vì sợ cô la
Cô giáo nhẹ nhàng đi hướng về phía cậu,cô nói:
"Ko sao đâu,ai cũng mắc sai lầm .Chỉ cần em biết sửa lỗi sai thôi"
Minh ngạc nhiên và thầm nghĩ trong đầu tại sao cô giáo biết mình trốn học đi xem xiếc
,cậu nhìn vào bên trong lớp học thấy Nam đang ngồi trên chiecs ghế.
Về nhà,cậu bị ba mẹ la mắng,cậu rất hối hận vì ko nghe lời thầy cô và cha mẹ
cậu nghĩ giá như mình nghe lời thầy cô thì đâu có như thế này
alll by me
ko chép mạng
trần huy nhật ko chép mạng nhưng chép ở sgk lớp 2 đúng ko hả ???????????
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
bạn nguyen chau tuan kiet viết hay nhưng khi gióng vươn vai thành tráng sĩ thì bạn phải gọi là tráng sĩ chứ sao gọi là cậu giống
Bố bảo đi ăn kem mà đi ăn xúc xích
Mẹ bảo ăn cơm không ăn lấy điền đi ăn kẹo
Chị bảo đi mua đồ giúp chị không đi
...
THAM KHẢO NHÉ:
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.