Kể lại cho bố hoặc mẹ nghe về buổi khai trường vừa qua
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết bài: Đó là buổi khai giảng đáng nhớ nhất của em trong 6 lần dự lễ khai giảng. Ngày khai giảng lần thứ 6 nó thực sự là một buổi khai giảng đầy kỉ niệm, kỉ niệm của em khi mới bước chân vào 1 ngôi trường mới. Nơi mà em sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
E thay đổi 1 xưng hô và cái 6 lần dự lễ khai giảng đi nhé thay đổi theo bài của em. Chúc em học tốt!
Em tham gia trải nghiệm "Trung Thu cho em" em thấy chả có gì là hay cả, liên hoan thằng con trai và đứa con gái vô duyên tranh nhau ăn...
Đấy là lớp mk
Ý kiến riêng
Năm nay, nhờ đạt danh hiệu học sinh giỏi, bố mẹ của tôi đã cho tôi đi dã ngoại ở Vũng Tàu.
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây phút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy!
Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
hok tốt !
Mở bài:
- Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe
. - Giới thiệu truyện mình sẽ kể
. Thân bài:
- Xác định thời gian ; địa điểm lúc xảy ra câu chuyện
- Nêu những nhân vật trong câu chuyện
- Diễn biến của câu chuyện
- Liên hệ bản thân
- Thái độ và lời khuyên của bô mẹ
Kết bài
- Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự dịnh kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).
B. Thân bài:
1. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, ...)
2. Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
3. Câu chuyện hôm đó đã khiến em có cảm xúc gì... (cảm động hay buồn cười).
C. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.
Bài làm
Vào các buổi tối cuối tuần, sau giờ ăn cơm, gia đình tôi thường quây quần bên nhau, trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Hôm nay dù không phải là cuối tuần nhưng lại là ngày 8/3 nên gia đình tôi tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ dành cho mẹ. Trong bữa cơm đầm ấm ấy tôi vô cùng vui sướng kể lại cho bố mẹ nghe câu chuyện xảy ra trong buổi lễ mít tinh.
Hôm nay là ngày mùng 8 tháng 3 trường tôi có tổ chức hội thi cắm hoa. Bạn nào bạn nấy đều vô cùng hào hứng, ai cũng đến trường thật sớm để chuẩn bị. Việc cắm hoa năm nay được giao cho các bạn nam của lớp, các bạn ấy nhận nhiệm vụ đầy tự tin và hứa với cô giáo cùng cả lớp sẽ mang giải nhất về. Mọi người đều vô cùng hứng khởi. Nhưng lớp cũng có đôi chút buồn vì gần đến ngày thi cô giáo chủ nhiệm bị ốm không thể đến cổ vũ và chung vui với chúng tôi được.
Hội thi bắt đầu, ba bạn nam lớp tôi hăng hái bắt tay cắt hoa và cắm vào lẵng. Những động tác còn vụng về, cắt hoa đôi lúc còn khiến hoa gẫy, nhưng khuôn mặt ai cũng hết sức nghiêm túc và căng thẳng, trong mắt họ tôi còn thấy ánh lên cả niềm vui, sự hạnh phúc. Chẳng mấy chốc lẵng hoa của lớp tôi đã hoàn thành. Lẵng hoa làm xong thực sự không quá đẹp nhưng chứa đựng cả tấm lòng của các bạn. Sau đó, chúng tôi tranh thủ đi ngắm các lớp khác, dưới đôi bàn tay khéo léo của các bạn nữ, lẵng hoa của các lớp còn lại đều rất đẹp đẽ, sáng tạo. Nhưng tôi vẫn đầy tự hào và hạnh phúc về thành quả mà các bạn nam của lớp đã tạo ra. Trong mắt tôi chúng đẹp nhất, ấm áp nhất.
Lúc công bố giải ai cũng hồi hộp, mong ngóng nhưng giải khuyến khích, giải ba, rồi giải nhì đều đã đi qua mà không thấy lớp tôi được xướng tên lên. Và tất nhiên giải nhất thì chúng tôi không bao giờ dám mơ tới. Ai nấy đều buồn bã mặc dù hiểu thành phẩm của lớp thực sự không phải quá xuất sắc. Nhưng có một điều thật bất ngờ đã xảy ra, khi giải nhất được trao xong, thầy phụ trách đọc thêm giải đặc biệt dành cho lớp có bài thuyết trình cảm động nhất và cái tên 7A2 đã được vang lên. Chúng tôi vỡ òa vì điều bất ngờ đó, cả lớp nhảy cẫng và hét ầm lên vì sung sướng, các bạn nam hồ hởi lên nhận giải. Bài thuyết trình của chúng tôi là lời cảm ơn đến công ơn dạy dỗ, bảo ban của cô giáo chủ nhiệm. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, có lẽ đã lay động được ban giám khảo.
Ngay sau khi nhận giải, cả lớp mang lẵng hoa và phần thưởng đến nhà cô giáo vừa để thăm cô vừa để chia sẻ niềm vui cùng cô. Cô ốm nên hai đôi mắt trũng sâu lại, làn da tái đi, chúng tôi phải vào tận giường thăm cô. Thấy chúng tôi đến cô hết sức vui mừng, nghe kể về giải thưởng ngày hôm nay và nghe các bạn đọc lại bài thuyết trình cô ứa hai dòng nước mắt nói lời cảm ơn chúng tôi. Cô giáo tôi là người nhân hậu, hiền từ, món quà nhỏ này chúng tôi cố công làm hết sức mình để dâng tặng cô và gửi lời cảm ơn cô đã dìu dắt, chăm lo cho chúng tôi.
Chúng tôi ra về lòng ai cũng vui sướng, xúc động. Vì vừa đạt được giải thưởng lại vừa làm cô giáo vui lòng. Có lẽ, không phải cô vui vì bó hoa hay giải thưởng mà lớp đạt được, cô vui vì nhận thấy tấm lòng chân thành, sự khôn lớn, trưởng thành của chúng tôi.
Qua hội thi lần này tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất là món quà xuất phát từ sự chân thành, bằng tình cảm chân thật. Chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để mang món quà nhỏ báo đáp công ơn dạy dỗ của cô.
I. Tìm hiểu đề: - Dạng bài: tự sự - Ngôi kể: + Dẫn truyện:xưng “ tôi” + Nói với bố mẹ:Xưng “ con” - Nội dung: lựa chọn một trong ba nội dung. + Chuyện lý thú: nhặt được của rơi trả lại người mất, dắt một cụ già qua đường, đưa một em bé bị lạc về nhà, xem xiếc… + Chuyện cảm động: chjia tay người bạn thân, cõng bạn đi học, học trò cũ về thăm cô… + Chuyện buồn cười: nhận nhầm người, nhút nhát, … II. Dàn ý đại cương: 1. Mở bài: * Cách 1: Giới thiệu tình huống kể cho bố mẹ nghe ( Buổi trưa đi học về muộn, hoặc buổi tối sau khi đã ăn xong bữa cơm chiều, cả nhà quây quần…) * Cách 2: Cảm xúc về tình cảm của bố mẹ dành cho con cái-> Chính vì vậy mà không có vui buồn nào mà tôi không kể cho bố mẹ nghe.) 2. Thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( trên đường đi học, lúc đi học về: miêu tả cảnh tượng và cảm xúc của bản thân) - Em đã gặp tình huống như thế nào? - Em đã suy nghĩ và hành động ra sao? - Tháiđộ của người được giúp đỡ, người chứng kiến - Thái độ và lời khuyên của bố mẹ khi nghe em kể. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và rút ra lời khuyên cho mọi người.
Cha mẹ là những người đà sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.
Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn cua mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ.Chỉ riêng nhóm tôi, cả đám tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy. từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực,oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu tuột đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Các làn sóng nhàn tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cành vật đang hòa mình theo lời gọi mời của các bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bay tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải đồ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vồ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, có bé đã ngừng han tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đâ lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thế tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thế giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu tuột cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu tuột cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông lười. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của câu tuột ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.
Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào vê tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tôt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.
google đi bạn
Cuộc sống quanh ta thực sự có bao điều lí thú tuyệt vời đáng để ta phải khám phá và tìm tòi. Hôm nay, tôi đã được tận mắt được chứng kiến một trong những điều kì thú ấy. Tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà để kể lại câu chuyện ấy cho bố mẹ nghe. Tôi thầm nghĩ có lẽ bố mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị lắm khi nghe câu chuyện của tôi.
Vừa đến cổng, tôi vội vã chạy ngay vào trong nhà, thấy bố mẹ đều đang ngồi ở phòng khách tôi bắt đầu ngay câu chuyện của mình. Tôi say sưa kể:
“Hôm nay ở trường con, khi cả lớp học tiết thể dục ngoài sân trường, trời đang nắng rất to bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm. Con và các bạn trong lớp đều rất bất ngờ, có bạn còn cảm thấy sợ hãi. Con nghĩ có lẽ trời sắp mưa nên trời tối như thế. Nhưng con phát hiện là không phải bởi lẽ thời tiết vẫn rất oi bức không thấy những đám mây đen xuất hiện cũng chẳng có giông gió ùn ùn kéo đến. Chưa bao giờ con được chứng kiến hiện tượng kì lạ như thế!”.
Tôi không nói với bố mẹ nhưng thực sự lúc ấy trong đầu tôi đã nghĩ về bộ phim Tây Du Kí mà mình đã từng được xem thuở bé, bầu trời đang sáng bỗng đen đặc lại khi những tên yêu quái xuất hiện để bắt Đường Tăng về hang động của mình. Ý nghĩ ấy xuất hiện trong thoáng chốc rồi nhanh chóng vụt biến, tôi tự cười mình bởi suy nghĩ hoang đường ấy. Đây thực sự là một hiện tượng lạ mà tôi và các bạn chưa từng được biết đến. Thấy bố mẹ có vẻ rất chăm chú lắng nghe nên tôi càng hào hứng tiếp tục câu chuyện:
“Kì lạ thay, chỉ khoảng mười năm phút sau trời dần sáng trở lại, một khối tròn màu đen đặc từ từ chuyển động, cùng lúc ấy mặt trời cũng dần xuất hiện như được tái sinh một lần nữa. Con và các bạn đều hò reo vui vẻ sung sướng khi thấy trời lại sáng”.
Nghe xong câu chuyện của tôi, bố mẹ tôi đều cười rất tươi. Tôi thầm nghĩ, bố mẹ có lẽ đang vui vì được nghe về câu chuyện lí thú của thiên nhiên. Khi trong lòng còn đang tự hào vì bản thân được chứng kiến hiện tượng lạ thì bố tôi lên tiếng:
“Con ạ, câu chuyện mà con vừa kể được gọi là hiện tượng nhật thực đó. Nó xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời. Khối đen tròn che lấp mặt trời chính là là mặt trăng con ạ”.
Tôi trầm trồ khi nghe bố giải thích, thì ra đây là hiện tượng tự nhiên mà bố mẹ tôi đều đã biết. Thế nhưng tôi thực sự cảm thấy tò mò và thú vị về hiện tượng này. Tôi hỏi thêm bố rất nhiều câu chuyện liên quan đến nhật thực, bố vui vẻ giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc của tôi, tôi cảm nhận được dường như bố cũng là một người có một niềm say mê, hứng thú không nhỏ với thiên văn học.
Được tận mắt chứng kiến hiện tượng lí thú của thiên nhiên, tôi bắt đầu nuôi dưỡng trong mình ước mơ được khám phá và tìm hiểu về những điều kì thú ấy. Tôi quả quyết cùng bố mẹ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà thiên văn học. Bố mẹ tôi hạnh phúc ôm tôi vào lòng, cả hai đều rất tôn trọng và ủng hộ ước mơ sở thích của tôi. Sau này, khi lớn lên cuộc sống bộn bề có thể sẽ khiến tôi phải đưa ra nhiều chọn lựa nhưng tôi tin chắc rằng niềm đam mê với những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên sẽ không bao giờ đổi thay trong tôi. Đặc biệt, câu chuyện lí thú về hiện tượng nhật thực mà tôi được chứng kiến hôm nay sẽ là một phần kí ức không phai nhòa bởi nó gắn với ước mơ lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi.
Tôi và bố mẹ kết thúc câu chuyện đầy vui vẻ, cả nhà bắt đầu bữa cơm trưa trong sự ấm cúng, hạnh phúc. Trong bữa ăn, tôi vẫn cứ vấn vương nghĩ đến hiện tượng thiên nhiên sáng nay mình được chứng kiến. Tôi tự hỏi tại sao tự nhiên của chúng ta lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đặc biệt đến thế. Liệu đến khi nào con người mới khám phá được hết những điều kì diệu của thiên nhiên.
đó
hằng con tôi mười một tuổi. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều đi chơi mát… đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại:
– Ba! có bao giờ ba thấy một bài luận văn nào không điểm không? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:
Còn thua ba nữa đó, ba ít nhất cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn con, con sốkhông bự như quả trứng.
Sốlà cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gửi đến các nhà văn, nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn, nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, sau đó in thành sách Nhà văn học văn. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố(1948 — 1950) tôi là một học sinh trung bình, và môn Văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20).
Đó là kỉ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn Văn.
Tôi hỏi con:
– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm?
– Luận văn cô giáo cho “Trò hãy tả một buổi làm việc ban đêm của bố”.
– Con được mấy điểm?
– Con được sáu điểm.
– Con tả ba như thế nào?
– Thì ba làm việc làm sao con tả vậy.
– Mấy đứa khác, bạn của con?
Thằng con tôi chợt nhớ, nó liền liến thoắng:
A! Có một thằng, ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.
– Đêm ba nó làm gì?
– Nó nói đêm ba nó thường đi nhậu.
– Nó tả ba nó đi nhậu à?
– Dạ, không phải: Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tảba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?
– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?
– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.
– Sao vậy?
Hôm trả bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét “ Sao trò không làm bài?”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”, nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.
– Nó là học trò loại “cá biệt” à?
– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.
– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?
– Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát:
“Sao trò không làm bài?” Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con khôngcó ba”. Nghe nói, hai con mắt cô mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai vào cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới biết được, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con…
Có người bảo em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”, em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.
Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi — người viết văn, là một bài học, bài học trung thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trung thực trên bàn viết.
Hk tốt
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.
Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dẵn chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoãng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài. Mà bây giờ, với sự hiện diện cảu thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buổn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại.
Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.
Sau một ngày căng thẳng học tập mệt mỏi, tôi trở về ngôi nhà thân yêu với bữa cơm gia đình. Trong bữa cơm gđ ngày hôm ấy, tôi đã cùng ba mẹ kể những câu chuyện. chia sẻ ngày hôm nay chúng tôi đã gặp:
Tôi đã kể cho ba mẹ nghe câu chuyện ở trường tôi. Hôm nay tâm trạng của con rất vui.Sáng hôm nay trong giờ chào cờ cô Trâm chi đội trưởng trường con đã đứng lên phát biểu và giới thiệu có khách nước ngoài tới thăm. Vì thế, học trò như chúng con đứa nào cũng háo hức muốn xem, đó là người Nhật Bản. Khi nhìn thấy họ, đứa nào cũng hô to lên tỏ vẻ hứng thú. Ngày hôm ấy cũng thật vinh dự cho lớp chúng con được đại diện toàn trường tham dự lớp học 45 phút của họ. Và con cũng rất vui vì mình là người được chọn trong 15 họ sinh tham gia chào hỏi và giao lưu. Con rất thích vì con được bắt tay và trò chuyện với họ bằng tiếng anh. Lúc đó con cứ tưởng là con đang mơ. Ba và mẹ biết không?
Trong giờ học ấy, đã có những kỉ niệm tiếng cười. Chúng con được người Nhật dạy học số và chữ tiếng của họ. Nó thực sự vui lắm, rồi chúng con được nghe họ kể câu chuyện cổ tích. Cả lớp vẽ những bức tranh cổ tích, ôi những nét vẽ mới ngộ nghĩnh làm sao!.
Chúng con còn được tham gia các trò chơi, và chơi bôi kem. Luật chơi cũng rất đơn giản, sau khi chơi xong chúng con đứa nào cũng làm cho hề cho lớp. Thời gian có lẽ đã đến lúc phải tạm biệt họ. Họ tặng chúngcon những đồ vật làm kỉ niệm do chính tay họ làm. Con rất thích những đồ của người nước ngoài vì nó không chỉ đẹp mà còn đem sức sáng tạo.
Chuyện là vậy đó ba mẹ ạ, con đã rất vui và có khoảng thời gian rất tuyệt bên những người bạn người thầy và cả người nước ngoài nữa. Kết thúc câu chuyện cha mẹ thực sự đã động viên con rất nhiều. Ngày hôm ấy quả thực là một ngày đáng nhớ nhất của con.
Chúc bạn học tốt!
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.