K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2016

a) hiện tượng HH vì khi cháy đã tạo ra chất mới 

b) hiện tượng VL vì ko sinh ra chất mới

c) là hiện tượng HH vì có sinh ra chất mới

d) hiện tượng VL vì ko tạo ra chất mới

e) hiện tượng VL vì ko có hiện tượng sinh ra chất mới

g) hiện tượng VL vì ko có chất mới sinh ra 

h) hiện tượng HH vì có sự tạo thành chất khác

câu g nhớ kiểm tra nha mình ko chắc lắm

8 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/88139.html

Bạn vào link trên tham khảo

25 tháng 9 2016

a)-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích :Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo. Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate (kali clorat), gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm. Thế là chúng ta có lửa.
Vậy khi quẹt diêm xảy ra PƯHH làm đầu diêm biến đổi thành chất khác màu đen.

b) -Hiện tượng :vật lí

-Giải thích :hòa mực vào nước, mực chỉ loãng ra,hơi nhạt màu ,không có hiện tượng chất mới tạo thành.

c)-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích: trứng để lâu,lòng trứng sẽ loãng ra,có mùi hôi là do cấu trúc protein trong trứng bị biến đổi khác với ban đầu

d)-Hiện tượng :vật lí

-Giải thích:nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.Khi đun đến 100 độ C thì nước hóa hơi.Nếu ta ngưng tụ hơi trên,vẫn được nước như ban đầu.

e)-Hiện tượng :vật lí

-Giải thích:nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C.Khi làm lạnh đến 0 độ C,nước hóa rắn.Nếu ta để nước đá ở nhiệt độ phòng ta được nước như ban đầu.

g) Câu này khá đặc biệt,liên quan đến cả môn sinh

-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích: gạch cua có thành phần chủ yếu là protein, khi ở nhiệt độ cao (nấu) sẽ làm chúng bị biến tính thay đổi cấu trúc không gian khác với bình thường nên tụ lại thành mảng và nổi lên. 

h)-Hiện tượng :hóa học

- Giải thích:thức ăn của chúng ta là những hợp chất hữu cơ.Khi để lâu ngày,vi khuẩn,nấm mốc phân hủy thức ăn thành các chất mùn,mùi hôi khác với ban đầu

 

3 tháng 11 2016

cho mình hỏi ngơ chút, nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C chứ

25 tháng 9 2016

a)-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích :Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo. Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate (kali clorat), gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm. Thế là chúng ta có lửa.
Vậy khi quẹt diêm xảy ra PƯHH làm đầu diêm biến đổi thành chất khác màu đen.

b) -Hiện tượng :vật lí

-Giải thích :hòa mực vào nước, mực chỉ loãng ra,hơi nhạt màu ,không có hiện tượng chất mới tạo thành.

c)-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích: trứng để lâu,lòng trứng sẽ loãng ra,có mùi hôi là do cấu trúc protein trong trứng bị biến đổi khác với ban đầu

d)-Hiện tượng :vật lí

-Giải thích:nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.Khi đun đến 100 độ C thì nước hóa hơi.Nếu ta ngưng tụ hơi trên,vẫn được nước như ban đầu.

e)-Hiện tượng :vật lí

-Giải thích:nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C.Khi làm lạnh đến 0 độ C,nước hóa rắn.Nếu ta để nước đá ở nhiệt độ phòng ta được nước như ban đầu.

g) Câu này khá đặc biệt,liên quan đến cả môn sinh

-Hiện tượng :hóa học

-Giải thích: gạch cua có thành phần chủ yếu là protein, khi ở nhiệt độ cao (nấu) sẽ làm chúng bị biến tính thay đổi cấu trúc không gian khác với bình thường nên tụ lại thành mảng và nổi lên. 

h)-Hiện tượng :hóa học

- Giải thích:thức ăn của chúng ta là những hợp chất hữu cơ.Khi để lâu ngày,vi khuẩn,nấm mốc phân hủy thức ăn thành các chất mùn,mùi hôi khác với ban đầu

Chúc em học tốt!!

25 tháng 9 2016

anh(chị) ơi cho em hỏi tí

Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong ko khí tạo ra khí cacbonic.

Sơ đồ phản ứng hóa học : C + O2 \(\rightarrow\) CO2

Điều kiện đã xảy ra phản ứng trên là gì ?

Đề xuất phương án để than cháy nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Giúp em với ạ

1.Em hãy chỉ raba hiện tượng trong tự nhiên và đư ra lí do chứng minh đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học2.Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của ba phản ứng hóa học xảy ra trong đời sống hàng ngày.3.Trong các quá trình sau đây,quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí ,hiện tượng hóa học?Giải thícha)Khi đánh diêm,que diêm bùng cháy.b)Hòa tan mực vào nước.c)Trứng để lâu ngày...
Đọc tiếp

1.Em hãy chỉ raba hiện tượng trong tự nhiên và đư ra lí do chứng minh đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học

2.Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của ba phản ứng hóa học xảy ra trong đời sống hàng ngày.

3.Trong các quá trình sau đây,quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí ,hiện tượng hóa học?Giải thích

a)Khi đánh diêm,que diêm bùng cháy.

b)Hòa tan mực vào nước.

c)Trứng để lâu ngày bị thối.

d)Khi đun ấm nước sôi thấy có hơi nước bốc lên.

đ)Làm nước đá trong tủ lạnh.

e)Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên trên.

g)Thức ăn để lâu ngày bị ôi,thiu.

4.Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong không khí tạo ra khí cacbonic.

a)Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của phản ứng hóa học trên.

b)Điều kiện để xảy ra phản ứng trên là gì?

c)Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

d)Đề xuất phương án để than cháy nhanh và hiệu quả hơn.

2
25 tháng 11 2016

3/ Hiện tượng vật lí : (a,c,e,g)

Hiên tượng hoá học : (b,d,đ)

4/a. \(Cacbon+Oxi\underrightarrow{t^o}Cacbonic\)

b. Phải được đốt cháy

c. Có tạo thành chất mới

d. đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc giữa than với không khí quạt mạnh để cung cấp oxi cho lửa bén nhanh.

 

10 tháng 10 2017

1/

-Hơi nước ngưng tụ là hiện tượng hóa học vì nước ở thể khí chuyển thành thể lỏng

-Quá trình hô hấp là hiện tượng hóa học vì có sự thay đổi chất( có hiều hiên tượng xảy ra, rõ nhất là: khí hít vào là oxi, khí thở ra là cacbon đioxit)

-Băng tan là hiện tượng là hiện tượng vật lí vì nước từ thể rắn biến thành thể lỏng

2/

3H2+N2\(\rightarrow\)2NH3(Công thức tạo ra amoniac trong công nghiệp)

6CO2+6H2O\(\rightarrow\)C6H12O6+6O2 (Quá trình quang hợp của thực vật )

3Fe+2O2\(\rightarrow\)Fe2O3 (sự gỉ sắt khi để sắt lâu ngày trong không khí)

3/

a, Là hiện tượng hóa học vì tạo ra chất mới (đầu que diêm màu đỏ biến thành một chất màu đem(là than))

b,Là hiện tượng vật lí vì không có chất được tạo ra, chỉ có việc các phân tử của mực và nước lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử của nhau

c,Trứng để lâu bị thối là hiện tượng hóa học vì cấu trức của trứng bị thay đổi tạo ra một khí mới có mùi hôi, thối

d,Là hiện tượng vật lí vì nước từ thể lỏng chuyển đổi thành thể khí khi được đun nóng đến 100 độk C, không có chất mới được tạo ra

đ,Là hiện tượng vật lí vì nước nước từ thể lỏng biến thành thể rắn khi được hạ nhiệt độ xuống 0 độ C

e,Là hiện tượng hóa học vì khi nấu lên các protein (protein là thành phần chủ yếu trong gạch cua) bị thay đổi cấu trúc phân tử khác với tự nhiên khiến chúng kết lại từng mảng và nổi lên trên

g,Là hiện tượng hóa học vì thức ăn là hợp chất hữu cơ, nếu dể lâu ngày thì sẽ bị các vi khuẩn, nấm ''xâm lược'' tạo ra các chất mới (thường là chất mùn) có mùi khác tính chất khác với các chất ban đầu

4/

a, C+O2\(\rightarrow\)CO2

b, Điều kiện:

-Nhiệt độ cao

-đủ khí oxi để thực hiện phản ứng

c,Than cháy hồng, tạo ra một khí mới (là cacbon đioxit)

d,

-Đập nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc với oxi, giúp thân dễ chay, cháy mạnh

-Tăng thêm khí oxi để phản ứng sảy ra nhanh và mạnh hơn

 Trong số những quá trình dưới đây, cho biết quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học? quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí? Giải thích.(a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.(b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi (canxi hiđroxit).(c) Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.(d) Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.(e) Quẹt diêm vào...
Đọc tiếp

 Trong số những quá trình dưới đây, cho biết quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học? quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí? Giải thích.

(a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.

(b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi (canxi hiđroxit).

(c) Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.

(d) Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.

(e) Quẹt diêm vào vỏ bao diêm thấy có lửa cháy.

(f) Thả vỏ trứng gà vào cốc giấm thấy có bọt khí sủi lên.

(g) Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

(h) Nung thanh sắt nóng đỏ để dễ dát mỏng khi rèn thành các vật dụng.

(i) Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong (canxi hiđroxit) thì thấy nước vôi bị đục do sinh ra chất canxi cacbonat không tan trong nước.

(k) Đốt cây nến thì nến: chảy lỏng, hóa hơi và cháy.

(l) Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần

1
8 tháng 10 2021

Hiện tượng hóa học: Có chất mới tạo thành

Hiện tượng vật lí: Chỉ thay đổi trạng thái, không có chất mới tạo thành

(a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. =>Hiện tượng vật lí

(b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi (canxi hiđroxit). => Hiện tượng hóa học

(c) Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.=> Hiện tượng hóa học

(d) Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.=>Hiện tượng vật lí

(e) Quẹt diêm vào vỏ bao diêm thấy có lửa cháy.=> Hiện tượng hóa học

(f) Thả vỏ trứng gà vào cốc giấm thấy có bọt khí sủi lên. => Hiện tượng hóa học

(g) Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.=>Hiện tượng vật lí

(h) Nung thanh sắt nóng đỏ để dễ dát mỏng khi rèn thành các vật dụng.=>Hiện tượng vật lí

(i) Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong (canxi hiđroxit) thì thấy nước vôi bị đục do sinh ra chất canxi cacbonat không tan trong nước.=> Hiện tượng hóa học

(k) Đốt cây nến thì nến: chảy lỏng, hóa hơi và cháy.=>Hiện tượng vật lí, Hiện tượng hóa học

(l) Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần=>Hiện tượng vật lí

19 tháng 8 2021

Câu 1 : 

a) Hiện tượng vật lí(Do biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác)

b) Hiện tượng hóa học(Do có chất mới được tạo thành)

Câu 2 : 

a) Dấu hiệu có sinh ra chất mới : khô và hóa rắn

b) Cacbon đioxit + Canxi hidroxit → Canxi cacbonat + nước

 

19 tháng 8 2021

Bài 1 

a vật lí

b hoá học

bài 2

phản ứng hoá học

Ca(OH)2+CO2 =>CaCO3+H2O

 

Trong số những quá trình dưới đây, cho biết quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học? quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí? Giải thích.

(a) Lưu huỳnh cháy trong khí oxi tạo ra chất khí mùi hắc (lưu huỳnh đioxit).

=> Hiện tượng hóa học do có sự biến đổi về chất.

(b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

=> Hiện tượng vật lí do không có sự biến đổi về chất mà chỉ biến đổi trạng thái.

(c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

=> Hiện tượng hóa học do có sự biến đổi về chất.

(d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

=> Hiện tượng vật lí do không có sự biến đổi về chất mà chỉ biến đổi trạng thái.

(e) Dây sắt được cắt thành từng đoạn nhỏ và tán đinh.

=> Hiện tượng vật lí do không có sự biến đổi về chất mà chỉ biến đổi trạng thái.

(f) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.

=> Hiện tượng hóa học do có sự biến đổi về chất.

(g) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (axit axetic) chua.

=> Hiện tượng hóa học do có sự biến đổi về chất.

(h) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi.

=> Hiện tượng vật lí do không có sự biến đổi về chất mà chỉ biến đổi trạng thái.

16 tháng 12 2017

Chọn B

Hiện tượng que diêm đang cháy bị tắt là do bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2, hết O2 nên que diêm sẽ bị tắt (O2 duy trì sự cháy).

14 tháng 3 2019

Đáp án B

Trong quá trình hạt nảy mầm, hạt hô hấp mạnh tiêu tốn oxi và thải ra cacbonic nên khi ta đưa que diêm đang cháy vào sẽ bị tắt

15 tháng 11 2018

Chọn đáp án B

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Điều này là do bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2.