K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rểTruyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ TinhBài ca chiến công của Sơn TinhSơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

17 tháng 9 2016

Bạn ấn vào phần soạn của hoc24 nhé

Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | Học trực tuyến

14 tháng 9 2016
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
15 tháng 9 2016

muộn rồi bạn ạ minh làm xong lâu rồi

20 tháng 10 2016

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:
- Tác phẩm kể về sự việc gì?
- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?
- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?
2. Nhân vật:
- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?
- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.
- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.
3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...
 
* Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là:
a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.
b. Ngoại hình của nhân vật.
Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.
c. Ngôn ngữ của nhân vật
Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.
d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.
e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk
_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vật
Thứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện
 
 
 
20 tháng 10 2016

Văn tả người :

  • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

  • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
  • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
  • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

 

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu  2: Trong văn tự...
Đọc tiếp

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.

Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.

D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.

Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?

A.   Giúp người viết thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của mình đối với sự việc

B.   Giúp người viết hiểu sâu sắc về sự việc được kể.

C.   Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.

D.   Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động và phong phú.

Câu 3: Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố miêu tả?               

A.   Những bông hoa đang nở.

B.   Những thử ruộng đã được cày xới kĩ càng.

C.   Bụi hoa hướng dương nở rộ, vàng óng bên cây dừa lớn dáng sừng sững.

D.   Những ngôi nhà cao rộng .

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm ?

A.   Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.

B.   Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

C.   Khi người ta khổ quá thì người chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

D.   Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận.

1
21 tháng 10 2021

1D

2D

3C

4A

29 tháng 10 2017

- Tóm tắt các sự việc:

+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;

+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;

+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;

+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...

- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.

29 tháng 10 2017

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

10 tháng 9 2018

Câu 1. Sự việc trong văn tự sự (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1)

a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;

(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?

Đáp án:

a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sự việc khởi đầu là (1).

– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

– Sự việc cao trào là (6)

– Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

– Kết thúc: (7)

Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.

Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.

Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

Câu2. Nhân vật trong văn tự sự (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 1)

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

– Được gọi tên, đặt tên;
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;
– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;
– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?

Đáp án:

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)

– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.

Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…

Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.