Làm câu 2 bài sống giản dị trong vở bài tập giúp tôi nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
tham khảo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người vô cùng giản dị và khiêm tốn. Đời sống và con người của Bác giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Trong đời sống sinh hoạt việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp. Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch không phải sống khắc khổ theo lối nhà tu hành. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Bác còn giản dị trong cả lời nói bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân dễ tiếp nhận.
a) Bức tranh (3) thể hiện được đức tính trung thực vì các bạn học sinh ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, tác phong nhanh nhẹn.
b) Biểu hiện của tính giản dị:
_Đi học ăn mặc phù hợp với lứa tuổi.
_Đi học không trang điểm, không đeo trang sức quá đắt tiền.
_Lời nói gần gũi, thân mật.
_Thái độ chân thật, cởi mở.
Biểu hiện của tính ko giản dị:
_ Đi học trang điểm loè loẹt.
_ Ăn mặc cầu kì, chạy theo'' mốt''
_Diển đạt lời nói 1 cách cầu kì, bóng bẩy.
_Thái độ khách sáo, kiểu cách.
c) Để rèn luyện tính giản dị, học sinh cần:
_ Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh bản thân, gia đình.
_Không lãng phí,
_Không đua đòi, chạy theo nhu cầu vật chất
d) Sưu tầm:
_Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
_Aó vải cơm rau.
_Sống đơn giản sống lâu trăm tuổi.
(Mk cx chỉ biết vậy thôi !!! Bn tham khảo của người khác nữa nha!!!)
- Xuất xứ: Trích trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm thời đại.
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1970, nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh và một năm ngày mất của Hồ Chủ Tịch.
- Hoàn cảnh ra đời ấy khiến cho văn bản mang ý nghĩa của một bản tổng kết, nhìn lại cả cuộc đời của Bác: sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no cho nhân dân. Hoàn cảnh ấy cũng khiến tác giả bài viết có cơ hội bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác Hồ.
- Trạng ngữ có trong đoạn văn:
+ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
+ Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là câu đặc biệt vì không có chủ ngữ, vị ngữ
- Tác dụng: Thể hiện cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề. Đây là lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác là khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, cũng là mục tiêu chiến đấu, nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Đoạn văn em có thể làm theo các ý sau:
- Tác phẩm thể hiện tình cảm gần gũi, quý trọng, khâm phục, ca ngợi, tôn sùng, ngưỡng mộ một cách chân thành, sâu sắc của tác giả đối với Hồ Chí Minh – một con người có nhân cách, phẩm chất cao đẹp, sáng ngời.
- Phạm Văn Đồng hiểu rõ bản chất cao quý, vĩ đại của Bác, nhưng không vì thế mà Người trở nên xa lạ mà ngược lại, sự giản dị khiến Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn với tất cả mọi người.
bn ghi câu hỏi ra đàng hoàng đi, nếu bn ghi z k ai giúp dc bn đâu
mk cx k bk cái đó ở đâu ra nữa là...
ghi đang hoàng mk mới làm dc chứ