K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2016

A Mở bài: giới thiệu về " Cô tô"

B. Thân bài: _ cảnh đảo Cô Tô rất trong sáng nhất là khi có trận bão đi ngang qa

         + Chân trời ngấn bể

        + cây cối, ánh nắng, cát, nước biển, con thuyền ==> nhận xét toàn cảnh

- Ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển ( Được miêu tả theo trình tự không gian và thời gian)

mặt trời lên , cánh chim và con sóng,....

 

+ Cảnh sinh sống của người dân trên đảo

 ( giếng nước, bãi nuôi hải sâm, đoàn thuyền, vợ chồng anh trâu hòa mẫn )

C Kết bài: Khái quát lại giá trị của bài.

Chúc bạn học tốt!

 

30 tháng 8 2016

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.

- Sau giải phóng (1954), nhân dân miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, Nguyễn Tuân viết rất nhiều bút kí, tuỳ bút... về đề tài này.

- Bút kí Cô Tô ln trong tuyển tập Kí, xuất bản năm 1976, ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của nhà văn trong chuyển ra thăm Cô Tô, một hòn đảo giàu đẹp nằm trong vịnh Bắc Bộ.

- Tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm của tác giả thể hiện rất rõ qua bút kí Cô Tô. Đoạn văn trích nằm ở phần cuối là bức tranh tuyệt vời về phong cảnh Cô Tô qua ngòi bút miêu tả tài hoa của nhà văn.

2.  Thân bài:

* Quang cảnh thiên nhiên ồ Cô Tô:

- Được tả từ trên cao (nóc đồn giặc cũ). Đứng ở vị trí này, tác giả có thể nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.

-Cảnh đẹp tuyệt vời làm nảy sinh trong lòng nhà văn cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

-Ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển Đông, tác giả ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp lộng lẫy, hiếm có và tả bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, đầy sáng tạo: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dầnrồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng...

* Quang cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của Cô Tô:

- Sáng sớm, dân chài tụ tập quanh giếng nước ngọt Đềtắm và gánh nước xuống thuyền.

- Chỗ bãi đá nuôi hải sâm, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nấp sạp đổ nước ngọt vào, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh cá.

- Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã... cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.

- Anh hùng lao động Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.

- Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về. Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

3.  Kết bài:

- Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô là một bức tranh tươi đẹp muôn màu, đặc biệt là cảnh tượng huy hoàng lúc bình minh.

- Ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của nhà văn Nguyễn Tuân đã truyền cho người đọc tình yêu mến, lòng tự hào về non sông gấm vóc.

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ .( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ .( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.

0
Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ .( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

0
19 tháng 12 2021
Lm giúp e ảnh hả e đag cần gấp
19 tháng 12 2021
Lm giúp e nhanh nha e đag cần gấp
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý: *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. + Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ...
Đọc tiếp

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý:

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

+ Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị...

+ Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãn vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.  

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
31 tháng 3 2016

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái

giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.


 



 

31 tháng 3 2016

Lạc đề rồi bạn ơi!

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0