1. Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al vào dung dịch H2SO4 20% vừa đủ, thu được dung dịch B và 13,44 lít khí (đktc). Nồng độ C% của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong dung dịch B là:
A. 11,155%
B. 11,198%
C. 11,742%
D. 11,788%
2. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe trong đó tỉ lệ nNa : nAl = 5 : 4. Cho X vào một cốc nước, khuấy đều cho các phản ứng hoàn toàn, thu được V lít khí; được dung dịch Y và chất rắn Z không tan. Lọc lấy chất rắn Z rồi hòa tan hết vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được V4 lít khí. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Phần trăm khối lượng kim loại Na trong hỗn hợp X là:
A. 31,6%
B. 33,6%
C. 34,8%
D. 32,8%
2. Ta có : \(n_{Na}>n_{Al}\) nên Al sẽ tan hết
Số mol H2 thu được: \(\dfrac{5 + 4.3}{2}=8,5 \)(mol)
Như vậy, khi cho Fe vào H2SO4 sẽ thu được 2,125 mol khí
\(\Rightarrow n_{Fe}=2,125 \) (mol)
=>\(\%m_{Na}=\dfrac{5.23}{5.23+4.27+56.2,125}.100=33,63\%\)
=> Chọn B
\(\begin{cases} nMg=a (mol)\\ nAl=b (mol) \end{cases} \)=> 24a +27b=12,6 (1)
n(H2)= 0,6mol
Mg+H2SO4 ---> MgSO4 +H2
a. a a. (Mol)
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
b. 1,5b 0,5b 1,5b. (Mol)
=> a+1,5b=0,6 (2)
Từ (1) và (2) => \(\begin{cases} a=0,3\\ b=0,2 \end{cases}\)
n(H2SO4) =n(H2) =0,6mol
m(H2SO4)= 0,6*98=58,8(g)
m(dd H2SO4)=58,8*100/20 =294(g)
mdd= 12,6+294-0,6*2=305,4(g)
C%(Al2(SO4)3)= \(\dfrac{0,5*0,2*342*100%}{305,4}\)=11,198%
Câu 1 Chọn B