K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2016

A.Nguyễn Trãi

13 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A

Giải thích: Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

23 tháng 3 2019

Lời giải:

Năm 1980 Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Lịch sử đánh giá Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta. Tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi không trình bày thành một học thuyết có hệ thống cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm văn thơ của ông. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đương thời. Nổi bật nhất là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình - một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 3 2022

A.Nguyễn Trãi

các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....

em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)

8 tháng 6 2021

cảm ơn bạn :3

3 tháng 6 2016

B : Sai

3 tháng 6 2016

Mik chọn đáp án Sai vì Nguyễn Du  không phải là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là "Danh nhân văn hóa thế giới" mà là Nguyễn Trãi

29 tháng 1

Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Quý Đôn là một thành tựu tiêu biểu của văn hóa Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XIX. Tác phẩm được biên soạn vào năm 1776, gồm 44 quyển, ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến thời Lê Trung Hưng.

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn nhất của Việt Nam, có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. Tác phẩm đã ghi lại một cách toàn diện và chính xác về lịch sử Việt Nam, từ những nét sơ khai nhất đến những giai đoạn phát triển huy hoàng. Đại Việt sử ký toàn thư cũng là một tác phẩm văn học có giá trị, với văn phong phong phú, uyển chuyển, giàu cảm xúc.

Lê Quý Đôn là một nhà bác học, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Ông sinh năm 1726, mất năm 1784. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,...

Lê Quý Đôn đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn hóa Việt Nam. Ông là một nhà sử học, nhà văn hóa có tầm nhìn xa trông rộng, đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2 tháng 10 2016

Trả lời:

- Sau 30 năm Bác Hồ bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, tìm đường cứu nước đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng giải phóng dân tộc, Bác Hồ là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo

- Bác Hồ là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc

- Bác Hồ đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

2 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhiều lắm ! Mỗi lần, mình đăng câu hỏi thì bạn trả lời. Dù gì cũng cảm ơn bạn. Mình hâm mộ bạn quá. Bạn giỏi quá à. Mình khen bạn nhưng bạn đừng kiêu ngạo nhé ! Vì mình biết trên này còn nhiều bạn học giỏi nữa. Mình cảm ơn mọi người.

20 tháng 11 2017

Mở bài

Giới thiệu về chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người cha già kính yêu của mọi người

Thân bài:

- Phân tích vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi là nhà lãnh đạo cách mạng

 

- Phân tích cương vị của người đứng đầu đất nước, cách đối xử của người đối với dân chúng

- Người trong vai trò là nhà danh nhân văn hóa có những đóng góp to lớn cho nhân loại

- Người là chiễn sĩ cách mạng

- Người là nhà thơ

- Phong cách sống, phong cách sinh hoạt của Người

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về Bác

Kết bài

Nhắc tới Người nhân dân chuộng hòa bình trên thế giới yêu mến, kính nể.

Nhân cách ngời sáng, tư tưởng chân lý của Người được mọi người noi theo, gìn giữ

11 tháng 2 2020

Danh sĩ, nhà văn hóa lớn, hiệu Ức Trai, cháu ngoại Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần - con danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh. Quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thượng Phúc, thuộc tỉnh Hà Tây).

Năm Canh thìn 1400 ông đỗ Thái học sinh, đời nhà Hồ, lúc 20 tuổi. Làm Ngự sử đài chánh chưởng. Năm Đinh hợi 1407, nhà Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt giải về Kim Lăng, ông đi theo đến Nam Quan gặp cha. Cha ông khuyên ông hãy trở về lo việc báo thù cho cha, rửa hận cho nước, ông vâng lời nhưng khi trở về, ông bị chúng bắt giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan (Hà Nội).

Năm Mậu tuất 1418 ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn vào Lam Sơn, tham dự cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. Suốt 10 năm kháng chiến cứu nước, ông đã ra tài về chiến lược quân sự, ngoại giao giúp cuộc kháng chiến thành công.

Năm Đinh vị 1427 ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và gồm coi việc ở Viện Khu mật. Năm sau (Mậu thân 1428) Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục Hầu và cho theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Trãi.

Đến khi Lê Thái tổ mất, ông bị bọn nịnh thần gièm pha nên phải cáo quan, ẩn dật ở Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay vẫn thuộc Hải Dương). Năm Giáp dần 1434, Lê Thái tông lại triệu ông ra, tỏ vẻ tin dùng, ông đành trở lại triều đình lo việc chính trị, văn hóa. Nhưng không bao lâu Lê Thái tông đi duyệt binh ở Hải Dương, ngụ nơi Vườn Vải (Lệ Chi viên) của ông, rồi đột ngột bệnh mất tại đấy. Đám gian thần nhân đó ghép ông vào tội đã khiến nàng hầu Nguyễn Thị Lộ giết vua, rồi bắt ông giam vào ngục.

Năm Nhâm tuất, ngày 16-8 Ất lịch (19-9-1442) ông bị giết với cả ba họ, thọ 62 tuổi.

Sang đời Lê Thánh tông, nỗi oan của ông được giải, vua truy phong là Tế Văn Hầu, và các con cháu còn sót lại (Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên...) đều được trọng dụng.

Tâm sự ông u uất, nghìn sau như còn thấy tiếng thở dài của ông trong bài thơ Oan ngục bằng chữ Hán và bài Tự Thán bằng Quốc âm:

Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,

Biết đem tâm sự ngõ cùng ai hay.

Chắc chi thiên hạ đời này,

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.

Đã buồn về trận mưa rào,

Lại đau về nỗi ào ào gió đông.

Mây trôi nước chảy xuôi dòng,

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông môt mình.

Các tác phẩm của ông còn truyền tụng:

- Bình Ngô đại cáo

- Bài văn bia Vĩnh Lăng ỏ Lam Sơn

- Quân trung từ mệnh tập

- Ức Trai dư địa chí

- Quốc âm thi tập

- Ức Trai di tập

- Ngọc Đường di cảo

- Gia huấn ca

Nay đền thờ ông vẫn còn rực rỡ ở quê hương. Hai câu đối của Phạm Quí Thích tán tụng công nghiệp ông:

Sự nghiệp văn chương khai quốc thủ

Kì thường đới lê cố gia thanh.

Công tồn khai quốc Lam Sơn lục;

Khánh điển truyền gia cố ấp từ.

Các danh sĩ từ trước đến nay đều ca ngợi công nghiệp ông. Trong Khiếu Vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại đời Hậu Lê có bài thơ quốc âm đề vịnh:

Giấc mộng hai nơi khéo tỏ tường,

Tới non sông gặp đức Cao hoàng.

Hịch thư nhiều thuở tài mau mắn,

Pháp độ trăm đường sức sửa sang.

Công giúp hồng đồ cao tợ núi,

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương.

Họa kia gây bởi văn hoàng lỗi,

Xà nọ lời đâu chỉn lạ nhường.