K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2016

Bó tay.com.vn

19 tháng 5 2016

Chịu thôi

1 tháng 6 2016

Tôi được nghe câu chuyện này từ một anh thợ đến xây nhà cho nhà tôi. Trong khi tôi đang ngồi nghĩ làm sao để viết một bài dự thi về Giáo dục phòng tránh bom mìn thật hay, thì anh ấy biết được. Anh kể cho tôi nghe câu chuyện của chính gia đình mình. Anh ấy nói tôi hãy viết thay anh ấy, để chia sẻ với các bạn, để từ đó, mỗi chúng ta hãy tự nâng cao ý thức của mình và giúp những người xung quanh chúng ta nâng cao ý thức phòng tránh bom mìn, để từ đó, mỗi chúng ta sẽ được sống bình yên hơn, an toàn hơn. Anh kể: “Hồi đó, gia đình anh rất nghèo. Ruộng vườn không có, ba mẹ anh cũng không có nghề nghiệp ổn định. Họ làm tất cả những gì có thể để nuôi mẹ già và 3 đứa con. Anh còn nhỏ, chỉ thấy những lúc không có ai thuê làm công là ba anh lại cùng các chú, các bác trong xóm, mang theo 1 cái máy, họ gọi đó là máy rà, để đi rà sắt. Có hôm ba anh đi về trong ngày. Có hôm thì 2, 3 ngày mới về. Mỗi lần về, bao giờ ba anh cũng có chút tiền đưa cho mẹ anh lo ăn uống, sinh hoạt trong gia đình. Thỉnh thoảng, anh em anh còn được cho kẹo. Anh đã vui vì những điều đó”. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Trong khi đào tìm phế liệu, ba anh đã đào phải một vật chưa nổ còn sót lại từ chiến tranh. Ba anh chết. Chết ngay tại chỗ. Không kịp dặn dò anh phải học cho giỏi, phải chăm sóc bà. Những người đi rà cùng đưa ba anh về không còn nguyên vẹn. Thi thể nát bươm của ba anh, đến giờ vẫn rõ mồn một trong anh. Nỗi đau tưởng không thể quên rồi cũng phải nguôi ngoai. Gia đình đã khó lại càng khó hơn. Gia đình anh được một vài tổ chức Hỗ trợ nạn nhân bom mìn giúp đỡ, cho anh em anh học bổng, đào cho gia đình anh cái giếng, tặng cho mẹ anh chiếc xe đạp để đi lại. Nhưng những giúp đỡ đó cũng không thể mãi mãi. Một mình mẹ anh phải lo ăn cho 5 06 người trong nhà, lo cho 3 anh em anh đi học là quá sức. Gắng đến năm anh học xong lớp 9 thì anh nghỉ học. Đó là vào năm 2010. Nghỉ học, anh cũng như ba anh ngày trước, làm đủ việc để kiếm tiền. Không có tiền đi học nghề, anh phải đi làm thuê, bán sức lao động để kiếm tiền phụ mẹ. Gia đình vẫn nghèo, vẫn không đủ ăn, không đủ cho các em anh ăn học. “Một ngày nọ, quá bức bí, anh quyết định theo nhóm người trong xóm đi rà tìm phế liệu. Những cảm xúc của ngày hôm đó, đến giờ anh vẫn không thể nào quên. Chưa bao giờ anh sống trong những cảm xúc phức tạp và mạnh mẽ đến thế: quá lo lắng, quá hồi hộp, quá sợ hãi.... Mỗi nhát cuốc anh cuốc xuống đất là mỗi lần anh đánh cược may rủi với số phận của mình. Và sau mỗi nhát cuốc, anh lại thở phào vì biết mình vẫn còn sống”. Sau ngày hôm đó, cái ngày theo anh là dài nhất cuộc đời anh, anh quyết định không đi rà tìm phế liệu nữa. Anh hỏi khắp nơi để tìm việc làm. Và thật may, anh đã tìm được một công việc trong một công ty xây dựng, nơi anh đang làm việc. “Công việc, dù vất vả, nhưng anh thấy nhẹ nhõm, thấy an tâm, vì không phải đối mặt với nguy cơ tai nạn bom mìn nữa”. Anh cười và nói. Hôm nay, tôi kể lại câu chuyện này với các bạn, mong sẽ chuyển đến các bạn thông điệp của anh, và của tôi: mỗi người, hãy vì sự an toàn của bản thân và những người xung quanh, vì tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình mình, hãy tránh xa bom mìn, vật liệu nổ. 

thanghoa Chúc bạn học tốt.

20 tháng 3 2022

2, sau những cuộc chiến tranh kết thúc , nhưng nước ra vẫn có người chết do tai nạn bom , mìn là vì : 

- Nhiều người có suy nghĩ chủ quan , nghĩ là bom, mìn này đã được xử dụng , nên đã động vào chúng , không may bom , mìn này vẫn có thể gây chết người . Nên chính vì vậy mới gây ra cái chết thương tâm .

- Do họ chưa có nhiều kiến thức để phân biệt thư nguy hiểm và thứ không nguy hiểm .

Nếu như thấy bom , mìn thì nên tránh xa thật xa , không làm bất cứ việc làm gì gây nguy hiểm cho bản thân mình.

 

Nguyên nhân : Do tác động của con người gây nên ,làm bom , mìn bắt đầu kích hoạt khi có một người giẫm đạp lên chúng hoặc cầm thì sẽ nổ chết người .

Bom, mìn sẽ không nổ khi còn người cảnh giác , không giẫm lên những thứ lạ , mà bản thân biết là nguy hiểm 

20 tháng 3 2022

tham khảo

Nguyên nhân gây ra tai nạn BM & VLCN:

Do tác động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng). Do một số nguyên nhân khác. Do vướng phải bom mìnvật nổ, trong khi người dân tự khai hoang, phục hóa để khôi phục sản xuất. Số lượng các vụ tai nạn loại này chiếm 28% trong tổng số các vụ tai nạn do bom mìnvật nổ gây ra.

Nguồn: Mạng

Bài làm

   Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

   Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

    Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"...

   Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

   Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

   Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

   Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim... làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

   Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy...

   Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?

   Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

   Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

   Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án  và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

   Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

   Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

   Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

   Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

   Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

#Học tốt!!!

   Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

   Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

   Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để "xử lý" nhau theo "luật giang hồ".

   Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

   Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do "giật" mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

   Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang "tán" gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

   Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

   Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

   Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

   Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

   Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

#Học tốt!!!

17 tháng 5 2016

hỏi cô dạy văn ík

Câu 1 :Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra? A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động. B. Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần. C. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình. D. Tất cả đều đúng.Câu 2 :Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa...
Đọc tiếp

Câu 1 :

Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra?

 A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.

 B. Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.

 C. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.

 D. Tất cả đều đúng.

Câu 2 :

Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

 A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

 B. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn.

 C. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.

Câu 3 :

Bom mìn nằm sâu dưới ao, hồ, sông suối một thời gian dài và đã bị rỉ sét sẽ:

 A. Chúng đã bị nước ngấm vào làm ướt nên không có gì nguy hiểm.

 B. Rất nguy hiểm vì tính nhạy nổ của chúng không giảm theo thời gian.

 C. Không nguy hiểm vì chúng sẽ không phát nổ.

Câu 4 :

Những loại bom mìn và vật liệu chưa nổ đã bị rỉ sét do thời gian có thể:

 A. Tùy từng loại, có thể nguy hiểm, có thể không nguy hiểm.

 B. Không phát nổ và không gây nguy hiểm.

 C. Có thể phát nổ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời vì tính nhạy nổ của bom mìn không giảm đi theo thời gian.

Câu 5 :

Bom mìn có thể phát nổ trong những trường hợp nào sau đây?

 A. Tác động mạnh như đập, ném, cưa, đục.

 B. Va đập khi di chuyển.

 C. Tất cả đều đúng.

2
20 tháng 4 2021

Câu 1 :

Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra?

 A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.

 B. Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.

 C. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.

 D. Tất cả đều đúng.

Câu 2 :

Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

 A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

 B. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn.

 C. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.

Câu 3 :

Bom mìn nằm sâu dưới ao, hồ, sông suối một thời gian dài và đã bị rỉ sét sẽ:

 A. Chúng đã bị nước ngấm vào làm ướt nên không có gì nguy hiểm.

 B. Rất nguy hiểm vì tính nhạy nổ của chúng không giảm theo thời gian.

 C. Không nguy hiểm vì chúng sẽ không phát nổ.

Câu 4 :

Những loại bom mìn và vật liệu chưa nổ đã bị rỉ sét do thời gian có thể:

 A. Tùy từng loại, có thể nguy hiểm, có thể không nguy hiểm.

 B. Không phát nổ và không gây nguy hiểm.

 C. Có thể phát nổ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời vì tính nhạy nổ của bom mìn không giảm đi theo thời gian.

Câu 5 :

Bom mìn có thể phát nổ trong những trường hợp nào sau đây?

 A. Tác động mạnh như đập, ném, cưa, đục.

 B. Va đập khi di chuyển.

 C. Tất cả đều đúng.

 

20 tháng 4 2021

Câu 1 :

Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra?

 A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.

 B. Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.

 C. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.

 D. Tất cả đều đúng.

Câu 2 :

Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

 A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

 B. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn.

 C. Đứng gần hoặc đứng xa để xem..

Câu 5 :

Bom mìn có thể phát nổ trong những trường hợp nào sau đây?

 A. Tác động mạnh như đập, ném, cưa, đục.

 B. Va đập khi di chuyển.

 C. Tất cả đều đúng.

10 tháng 1 2023

Tham khảo:
Traffic problems in Vietnam are on an alarming level. We humans do not keep and protect traffic safety, so there are many problems: fatal accident, serious injury, …. and more than that, death on the spot. Those wounded people just for a minute missed, but now can not walk, even no longer in this world. To overcome this situation, we should raise the issue of traffic safety more. There are places traffic that is tight and properly implemented so there are no problems, and places where people die massively from traffic accidents. Therefore, we must actively be vigilant and propagate to everyone about the importance of traffic.

10 tháng 1 2023

Refer: https://download.vn/viet-doan-van-tieng-anh-ve-van-de-giao-thong-48161

10 tháng 5 2018

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung... Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-te-nan-co-bac-ngu-van-12-c30a19835.html#ixzz5F61AbWkc

10 tháng 5 2018

tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay . theo cá nhân tôi , tệ nạn xã hội không chỉ làm mất đi nhân cách con người mà còn làm mất đi gia đình , người thân , anh em ,bạn bè , sự nghiệp ... của họ nữa . một số loại tệ nạn xã hội như : trộm cắp, buôn ma tuý ... làm cho xã hội trở nên lo lắng , làm cho chính những gia đình có con hay người thân là tệ nạn xã hội trở nên đau khổ , lâm vào cảnh nghèo túng , bất hạnh . vậy làm sao để phòng tránh tệ nạn xã hội ? đây vẫn còn là một câu hỏi mà từ rất nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng . theo tôi ,thứ nhât ,  chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người cùng biết hậu quả của tệ nạn xã hội gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với gia đình và mọi người xung quanh . thứ hai , mọi người phải cùng chung tay bài trừ tệ nạn xã hội một cách triệt để . tôi mong chỉ trong một thời gian ngắn nữa là mọi vấn đề về tệ nạn xã hội sẽ được giải quyết một cách công bằng trước pháp luật và có một câu trả lời thoả đáng cho nhân dân , công chúng hay chính những người thân của tệ nạn xã hội 

10 tháng 12 2021

hơn 45 năm chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương, cái chết do bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người dân. Theo số liệu thống kê, từ năm 1975 đến nay, cả nước có hơn 104 nghìn người chết, bị thương do tai nạn bom, mìn, vật nổ. Trong đó, tai nạn do đùa nghịch và không hiểu biết của trẻ em, gây nổ chiếm 38%. Số vụ do người dân phát hiện bom mìn, vật nổ rồi đem cưa, đục để lấy phế liệu, thuốc nổ chiếm 30%. Số vụ do cuốc, đập, dẫm phải vật nổ gây ra chiếm 18%. Số còn lại do nguyên nhân ngẫu nhiên chiếm 10%. Những nơi phải hứng chịu nhiều bom đạn, vật nổ trong chiến tranh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định…, có tới 22.800 người dân vô tội tiếp tục chịu hậu quả từ bom, mìn, trong đó hơn 10 nghìn người chết và12 nghìn người bị thương tật suốt đời. Bình Định là một trong những tỉnh bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cao nhất ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nghi ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cần được rà phá lên tới 246.843 ha, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên(602.580 ha) toàn tỉnh. Riêng ở Hoài Nhơn, số khu vực có bom mìn là 43, số vị trí bommìn là 124, diện tích ô nhiễm bom mìn là 27. 162 ha, nạn nhân bị chết là 12 người, bị thương là 24 người.Tai nạn bom mìn để lại hậu quả vô cùng đáng sợ. Đối với bản nhân người bị nạn: chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.  Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động, gánh nặng cho xã hội. Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, để mang lại sự an toàn cho nhân dân, cả nướcđã có hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn.Bởi vậy chúng ta phải học cách ứng xử và cảm thông vói người khuyết tật , giúp đỡ người khuyết tật , hành động của thế hệ mai sau . Không nên ghét bỏ và khinh thường họ , thay vào đó hãy làm những việc giúp để giúp đỡ họ , tùy vào khả năng của mình . Người lớn thì có thể quyên góp tiền giúp đỡ người khuyết tật . Trẻ con thì có thể khi nhìn thấy người khuyết tật đang gặp khó khăn thì hãy giúp đỡ họ . Hãy cùng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ những người khuyết tật , để trái đất này đc lấp đầy bởi một màu yêu thương .