ai thi lí rồicho mình xin đề với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Lịch sử (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vào thời gian nào?
A. 30/3/1954 □
B. 13/3/1954 □
C. 7/5/1954 □
D. 30 /4/1954 □
Câu 2 (0,5 điểm): Hiệp định Giơ- ne- vơ được kí vào ngày, tháng, năm nào?
A. 2/9/1945
B. 21 /7/1954
C. 30/12/1972
D. 27/1/1973
Câu 3 (0,5 điểm).Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:
A. Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
B. Để mở đường thông thương sang Lào và Cam-pu-chia.
C. Để nhân dân có đường giao thông.
D. Ý A và B đều đúng.
Câu 4 (0,5 điểm): Nhà máy thủy điện Hòa Bình được cán bộ và công nhân hai nước nào xây dựng?
A. Việt Nam và Lào
B. Việt Nam và Trung Quốc
C. Việt Nam và Liên Xô
D. Liên Xô và Lào
Câu 5.(1 điểm) Hãy điền những nội dung phù hợp vào các chỗ (...) trong bảng.
Nội dung | Quyết định của Kì họp thứ I Quốc hội khóa VI |
Tên nước | |
Quốc kì | |
Quốc ca | |
Thủ đô | |
Thành phố Sài Gòn – Gia Định |
Câu 6. (1 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30- 4- 1975?
Câu 7 (1 điểm) Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
II. Địa lí (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục:
A. châu Á
B. châu Phi
C. châu Mĩ
D. Châu Âu
Câu 2 (0,5 điểm): Trong các ý sau, ý nào không nêu đúng đặc điểm của châu Á?
A. 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
B. Có đủ các đới khí hậu.
C. Đa số người dân làm nghề nông nghiệp là chính.
Câu 3 (0,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Nước nào có số dân đông nhất thế giới?
A. Liên bang Nga □
B. Trung Quốc □
C. Hoa Kì □
Câu 4 (0,5 điểm): Đặc điểm khí hậu của châu Phi là:
A. Có khí hậu ôn hòa.
B. Có băng tuyết quanh năm.
C. Nóng và khô bậc nhất thế giới.
Câu 5 (1 điểm): Điền từ trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống (…) cho phù hợp. (khắc nghiệt, đồi núi thấp, lớn nhất, Á, tài nguyên thiên nhiên)
Liên bang Nga có diện tích …………………. thế giới, nằm ở cả châu …. và châu Âu . Phần lãnh thổ thuộc châu Á có khí hậu…………… ….., phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồng bằng và ……………… . Liên bang Nga có nhiều…………………… ….. là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Câu 6. (1 điểm) Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Mĩ?
Câu 7. (1 điểm) Kể tên các đại dương trên thế giới và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích?
THAM KHẢO ĐỀ 1
I. LỊCH SỬ: (5 điểm)
Câu 1. Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. (1 điểm)
1a. Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tổ chức trong cả nước là:
A. 25/4/1975.
B. 25/4/ 1976
C. 20/7/1956
D. 30/4/1975
1b. Hiệp định Pa-ri được ký kết vào thời gian:
A. 21/7/1954.
B. 27/1/ 1973
C. 30/4/1975
D. 25/4/1976
Câu 2: Khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
2a. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta là:
A. Nhà máy Cơ khí Hà Nội
B. Nhà máy đường Quãng Ngãi
C. Nhà Máy dệt Hòa Cầm
D. Nhà máy nhựa Đồng Tâm
2b. Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:
A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh.
D. Đường quốc lộ 1A
Câu 3: Hãy điền các từ ngữ vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (1 điểm)
Ngày 25- 4 – 1976, ...............................ta vui mừng, phấn khởi đi ....................... Quốc hội chung cho ................. Kể từ đây, nước ta có Nhà nước ..........................
Câu 4: Nối mốc thời gian lịch sử ứng với sự kiện lịch sử cho phù hợp: (1 điểm)
Thời gian lịch sử Sự kiện lịch sử
Câu 5: Nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa- ri về Việt Nam?
II. ĐỊA LÍ: (5 điểm)
Câu 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống . (1 điểm)
1a. Đa số dân cư châu Á là người da:
A. Da vàng
B. Da trắng
C. Da đen
D. Da đỏ
1b. Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là:
A. Đà Nẵng
B. Hà Nội
C. Thành Phố Hồ Chí Minh
D. Cần Thơ
Câu 2: Khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
2a. Đường xích đạo đi ngang qua phần nào của châu Phi:
A. Bắc Phi
B. Giữa Châu Phi
C. Nam Phi
D. Đông Phi
2b. Đất liền Việt Nam tiếp giáp với những nước nào?
A. Thái Lan, Lào, Cam pu chia.
B. Thái lan, Trung Quốc, Lào.
C. Trung Quốc, Lào, Mông Cổ.
D. Cam pu chia, Lào, Trung Quốc.
Câu 3: Hãy gạch bỏ ô chữ ghi không đúng.(1 điểm)
Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống. (1) | Châu Nam Cực là châu lạnh nhất trên thế giới. (3) | |
Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển. (2) | Thái Bình Dương là đại dương có diện tích bé nhất . (4) |
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng. (1 điểm)
Trên trái đất ..........................................đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ......................................................... và Bắc Băng Dương. ..........................................là đại dương có diện tích và ..........................trung bình lớn nhất.
Câu 5: Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Phi? (1 điểm)
1/ Cách xác định giới hạn đo của ampe kế và vôn kế.(Phần này mình không biết vẽ hình nên không đăng được.
2/ Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm: 2 nguồn điện mặc nối tiếp,1 bóng đèn, khóa K ở trạng thái đóng,dây dẫn và ampe kế.Dùng mũi tên chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước trong mạch điện đó.
3/Đổi các đơn vị:
a/450mA=..............A
b/ 3.53A=..................mA
c/ 3.15V=.................mV
d/ 150mV=.................V
4/ Cho mạch điện như hình bên:
a/ Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn D1 và D2.
b/ Biết hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là U12=2.3V giữa hai điểm 1 và 3 là U13=4.8V.Hãy tính hiệu điện thế U23 giữa 2 điểm 2 và 3.
K
có 2 câu hỏi là nguồn điên là gì ?
nêu quy ước về chiều dòng điện
còn lại bạn ôn kĩ phần điện học vẽ sơ đồ mạch điện song song và ôn kĩ đề năm ngoái nha !!!
chúc bạn thi tốt !!!!!!!!!!
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
(Minh Huệ)
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).
A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/ Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
a. Khối lượng của vật tăng
b. Khối lượng của vật giảm
c. Khối lượng riêng của vật giảm
d. Khối lượng riêng của vật tăng
Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể?
a. Nhiệt kế rượu
b. Nhiệt kế thủy ngân.
c. Nhiệt kế y tế.
d. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 3: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?
a. Luôn tăng
b. Luôn giảm
c. Không đổi
d. Lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy:
a. Đốt một ngọn đèn dầu.
b. Đốt một ngọn nến.
c. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
d. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
a. Sương đọng trên lá cây.
b. Sự tạo thành sương mù.
c. Sự tạo thành hơi nước.
d. Sự tạo thành mây.
Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng?
a. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
b. Sự nóng chảy và sự bay hơi.
c. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
d. Sự bay hơi và sự đông đặc.
Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
a. Nước trong cốc càng ít.
b. Nước trong cốc càng nhiều.
c. Nước trong cốc càng nóng.
d. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
a. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
b. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông dặc.
c. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
d. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
II/ Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống trong các câu sau:
Câu 9: Băng kép khi bị .................................... hay ................................... đều bị cong lại.
Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ ......................... Nhiệt độ này gọi là ......................... của nước.
III/ Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào các câu sau:
Câu 11: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 12: Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 13: Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi dùng nhiệt kế rượu.
Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?
Câu 2. (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy tính:
a. 20oC tương ứng với bao nhiêu oF
b. 256oF tương ứng với bao nhiêu oF
Câu 4. (1,0 điểm): Ở 0oC một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 40oC. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 40oC? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu.
mk thì rùi nhưg bn có đề Anh, Địa, Sinh ko
Câu 1: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì?
Câu 2: Trong nhiệt giai Celsius nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bn?
Câu 3: Sự đông đặc là j?
Câu 4: Khi làm lạnh 1 qua cầu thì quả cầu sẽ ntn?
Câu 5: Các chất khí nở vì nhiệt ntn với nhau?
Câu 6 Người thợ xây thường dùng dụng cụ nào để đưa họ xây lên xây nhà cao tầng.
Câu 7 Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta ko đặt các thanh ray sát nhau mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
Câu 8: Vì sao quả bóng bàn bị móp đc nhúng vào nc nóng thì phồng lên như cũ.
Cầu 9: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi làm lạnh 1 lượng chất lỏng? Giải thích
Câu 10: Đặc điểm của sự bay hơi, sự ngưng tụ. Cho ví dụ
Câu 11: GT sự tạo thành giọt nc đọng trên lá cây vào ban đêm
Cầu 12: Tại sao khi rót nc nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 13: tại sao khi rót nc nóng từ bình thủy ra ngoài rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra. Biện pháp để tránh tình trạng trên