giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: " Tiên học lễ, hậu học văn"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn ý c “Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.” để viết đoạn văn:
Bài viết :
Thất bại nào cũng sẽ cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta gặp phải những thất bại: một bài kiểm tra chưa đạt điểm 10, một kì thi không giành được giải thưởng, một món ăn bạn nấu không ngon… Tất cả những điều đó khiến chúng ta buồn lòng, chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, thay vì buồn bã, bạn hãy dành thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ về nguyên nhân của thất bại đó. Có thể bạn đã làm sai hoặc chưa thật sự cố gắng, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan nào khác. Việc phân tích những nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, để lần sau không phạm phải sai lầm.
=> Đoạn văn trên sử dụng câu chủ đề đứng đầu đoạn. Các ý trong đoạn văn được triển khai bằng phép diễn dịch.
Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận tiện hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cúng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta hình dung lời nói như một thứ công cụ dê kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Muốn đạt được mục đích trong giao tiếp. Chúng ta cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.
Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng cố rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì Tổ quốc, ông cụ mới khuất núi… Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
Chúc bn hk tốt !
Kb nha ! (Bn = tuổi mik)
- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.
- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.
Trả lời :
Câu tục ngữ có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.
~ Thiên mã ~
Câu tục ngữ này có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.
A .MB: dẫn dắt và nêu VĐNL
- tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú,lấp lánh sắc màu trí tuệ nhân dân
-nói đến nội dung của tục ngữ,người ta bảo đó là túi khôn dân gian .vậy chúng ta hiểu thế nào là túi khôn dân gian ? túi khôn ấy được biểu hiện cụ thể trong đời sống như thế nào ,nhất là trong những bài ca dao?
B .TB lp luận như sau;
* giải thích khái niệm
túi khôn dân gian là kho báu trí tuệ của nhân dân lao động xưa .là kho tri thức và kinh nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú ,quý giá.ko một lĩnh vực nào nào của đời sống và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà tục ngữ ko chạm tới ,về thiên nhiên ,vũ trụ -xã hội và con người ... bằng những câu nói ngắn gọn hàm xúc ,giàu vần nhịp điệu ,hình ảnh dễ nhớ,dễ chuyền
*cm qua các bài ca dao
(cái này chỉ cần đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn ,bạn tự làm nhé)
c.KB;
mở rộng ,nâng cao vấn đề
_giữ gìn và phát huy những câu tục ngữ ấy
-liên hệ vói ngày nay
(mk viết mỏi cả tay ,thề ko chép mạng)
hok tốt
KT
GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN;
Câu tục ngữ đã đưa ra một phương pháp học tập tối ưu, mang lại sự hiệu quả cao hơn. So với người thầy bạn không dám hỏi và một số vấn đề bạn không hiểu nhưng học với bạn thì bạn có thể hiểu theo cách của bạn bằng nội dung thầy hướng dẫn.
Trong cuộc sống, việc học không bao giờ dư thừa, có thể học tập ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở trường học thầy cô mà còn phải học hỏi từ bạn bè. Câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn ý mang nhiều nghĩa khác nhau, khái quát hơn.
Học thầy ở đây là học những điều hay lẽ phải những kiến thức mà người thầy truyền đạt một cách logic. Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.
Học bạn là học cũng theo sách vỡ, sự chỉ dẫn của thầy nhưng học bạn có thể hcj được nhiều thứ, như học cách đi ra bên ngoài, thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ta có thể hỏi bạn những kiến thức mà mình chưa hiểu với sự giản giải của thầy. đó cũng là một ý kiến hay cho sự học hỏi từ bạn.
Học thầy ko tày học bạn nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ những bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.
Không chỉ vậy đó còn là một các để ta ích ũy được nhiều kiến thứ hơn. Mang một cách khái quát về những kiến thức mà thầy và bạn đã chia sẽ cùng bạn. câu tục ngữ đã mang một ý nghĩa sâu xa, chúng ta cần phải tiếp thu một cách có hiệu quả trong học tập, công việc cũng nhưng sự hướng dẫn của thầy giáo bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bạn.
Hình 1: Không thầy đố mày làm nên
Hình 2 : Học thầy không tày học bạn
Hình 3 : Thương người như thể thương thân
Hình 4 : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ý nghĩa : Câu tục ngữ " thương người như thể thương thân " đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống " lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.
Tham khảo bạn nhé! Mình thấy dàn bài này khá chi tiết đấy bạn!
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội
3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.
* Dàn ý - Tham khảo nếu bạn muốn viết kiểu khác
1. Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng... bản thân mình.
+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.
=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:
+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
- Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:
+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...
(Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).
+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.
3. Kết bài
- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.
- Lời khuyên.
* Bài văn
Cùng sinh ra trong bọc trăm trứng, cùng chảy chung trong mình dòng máu đỏ, cùng trải qua những năm tháng lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc, cùng có chung một mạch nguồn văn hóa cho nên đã từ lâu con người trên dải đất hình chữ S này đã biệt yêu thương, chờ che, đùm bọc lẫn nhau. Nó trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, truyền thống ấy đã được cha ông ta đúc kết rất nhiều trong kho tàng ca dao tục ngữ. “Thương người như thể thương thân” là một trong những bài học như thế.
“Thương người như thể thương thân” là câu nói ngắn gọn, tự nhiên nhưng chất chứa hàm ý sâu sa. “Thương người” nghĩa là biết yêu thương chăm sóc, quan tâm sẻ chia với những người xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Còn “thương thân” là giữ gìn chăm sóc quý trọng bản thân mình. Hai vế được được trong quan hệ so sánh với nhau nhằm mục đích khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình, biết tôn trọng, đồng cảm bao dung giúp đỡ những người xung quanh khi ta có thể.
Tình yêu thương con người là tình cảm thiêng liêng tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam. Cùng sinh ra trên mảnh đất hình chữ S thiêng liêng, tuy không cùng huyết thống nhưng mỗi chúng ta đều có chung một tiếng nói một dòng màu một màu da. Tất cả điều ấy đã khiến con người trở nên gắn bó để yêu thương đùm bọc chở che cho nhau. Hơn thế mỗi người sinh ra đều thuộc về một tập thể nhất định không ai có thể tồn tại đơn độc lẻ loi một mình. Chính vì vậy, khi chúng ta biết quan tâm yêu thương lẫn nhau, cùng nhau đoàn kết tiến bộ thì xã hội mới có thể phát triển lớn mạnh. Một xã hội sẽ trở nên đóng băng, cô độc và nhanh chóng tan rã nếu như không có hơi ấm của tình yêu thương Đặc biệt cuộc sống với bao bộn bề lo toan khi bình yên khi sóng gió ta luôn luôn cần đến sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh. Cho nên khi ta biết cho đi tình yêu thì mới mong nhận được lại sự chia sẻ yêu thương từ người khác. Những kẻ ích kỉ vụ lợi chỉ biết sống vì mình thì mãi mãi sẽ sống cô độc và không bao giờ có được sự đồng cảm giúp đỡ khi gặp khó khăn trở ngại. Cuộc sống quanh ta còn biết bao mảnh đời bất hạnh đang cần những cánh tay yêu thương che chở từ đồng loại vì thế mỗi chúng ta luôn cần mang trong mình tấm lòng vị tha cao cả.. Giúp người cũng chính là cách để giúp mình được sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn với cuộc đời bởi mỗi khi làm được việc tốt chắc chắn tâm hồn của mình sẽ thanh thản và hạnh phúc hơn.
Tình yêu thương con người, tấm lòng tương thân tương ái được thể hiện ở nhiều khía cạnh cụ thể, sinh động. Trong chiến tranh, tinh thần đồng chí đồng đội gắn bó đầy yêu thương của những người bộ đội cụ Hồ chia nhau củ sắn, bát cơm, thậm chí có thể vì nhau mà sống chết là những câu chuyện cảm động cho con cháu thế hệ ngày nay. Những phong trào nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói ở hậu phương cũng là biểu hiện sâu sắc tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Đến thời đại ngày nay, truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc vẫn được duy trì và phát huy. Gần gũi nhất là trong gia đình con cái biết yêu thương, tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ, anh em đoàn kết, biết đùm bọc thương yêu lẫn nhau, vợ chồng cùng nhau chia sẻ những tâm sự những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống, san sẻ gánh nặng công việc cho nhau. Tình yêu thương đôi khi xuất phát từ những điều gần gũi giản đơn mà ấm áp sâu sắc vô cùng. Hằng năm, những cuộc vận động ủng hộ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt liên tục được phát động, những ngôi nhà tình thương làng trẻ mồ côi được quan tâm xây dựng cũng đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam. Đặc biệt tấm lòng tương thân tương ái được giáo dục sâu rộng trong nhà trường với những bài học đạo đức về lẽ sống yêu thương dành cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Cùng với đó, mỗi chúng ta cũng cần phải biết lên tiếng phê phán trừng phạt đối với những kẻ vô lương tâm thờ ơ, lạnh lùng trước sự thống khổ, bất hạnh của người khác.
Tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, tự nguyện. Sự cho đi không phải là sự bố thí hàm ơn và đòi hỏi được nhận lại. Của cho không bằng cách cho, hãy “thương người” theo đúng cách và đúng ý nghĩa của nó. Những hành động mang danh giúp đỡ người khác nhưng xuất phát từ lợi ích cá nhân, có sự toan tính vụ lợi thật đáng bị lên án. Ngoài ra, tấm lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ người khác dựa trên khả năng của bản thân, không vì người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi đáng có của mình.
câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” là lời nhắc nhở chân thành mà sâu sắc cho mỗi người về đạo lí tương thân tương ái yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này sẽ mãi được lưu truyền cho hôm nay và cả mai sau.
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: "Thương người như thể thương thân".
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người "nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh "như thể''. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng: Là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm"
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta "tối lửa tắt đèn" có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc "trái gió trở trời", những khi "cùng đường bí lối", họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để "chia ngọt sẻ bùi". Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ "nhường cơm sẻ áo", "chị ngã em nâng" là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quyên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "thương người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
Chúc bạn học tốt!
#Rin.
Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.
Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.
Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.
DÀN BÀI THAM KHẢO
I. Đặt vấn đề
- Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.
- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Câu này có ý nghĩa gì?
II. Giải quyết vân để
Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”
- Học lễ trước, học văn sau.
- Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.
- Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.
- Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?
- Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.
- Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.
- Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?
- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.
- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
- Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.
- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?
- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.
III. Kết thúc vấn để
- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.
- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.