K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2016

Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: "Lượm ơi, còn không". Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

9 tháng 5 2016

Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

9 tháng 5 2016

vậy thì tra google ik

9 tháng 5 2016

tra đc thì tra lâu rồi

22 tháng 4 2021

Câu: Ra thế,

         Lượm ơi !

Đặc biệt vì câu này đã được tác giả tách thành hai câu ngắn

Câu: Lươm ơi, còn không?

Đặc biêt vì đoạn này chỉ có một câu

23 tháng 3 2016

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

22 tháng 3 2018

Đường vàng là con đường cách mạng mà Bác và đảng đang soi đường chỉ lối cho chúng ta. Lặp lại có ý nghĩa là dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẵn đọng lại trong tâm trí nhà thơ. 

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có...
Đọc tiếp

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”

1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.

4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có sự khác nhau như thế nào? Vì sao?

5. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán.

6. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người chiến sĩ – thi sĩ  được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và trạng ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)

0
18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

29 tháng 4 2016

a. 

– Khổ thơ  trích  trong bài thơ “Lượm”

– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu 

b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

29 tháng 4 2016

khổ thơ hay và độc đáo của một đoạn văn thì mk làm được 
VD : sau trận bão , chân trời ngấn bể,....

Bài làm:

Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.

Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

24 tháng 2 2019

Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng no

22 tháng 4 2021

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.