Ẩn dụ hình thức là gì
ẩn dụ cách thức là gì
ẩn dụ phẩm chất là gì
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Cách thức:Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Phẩm chất: Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ
Cảm giác: Cát lại vàng giòn
Ánh nắng chảy đầy vai
Em tham khảo:
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là
a) Ẩn dụ hình thức
VD: Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
b) Ẩn dụ cách thức
VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c) Ẩn dụ phẩm chất
VD: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
d) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Nhìn thấy ớn, nghe mệt, nói ngọt, giọng chua lè, thơm điếng cả mũi,...
- Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Ẩn dụ cách thức: Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa thắp trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
- Ẩn dụ phẩm chất: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thời gian chạy qua tóc mẹ
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : - Ẩn dụ phẩm chất:
Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác
Xuyên qua từng kẽ lá Càng nhìn lại càng thương
Em thấy cơn mưa rào Người Cha mái tóc bạc
Ướt tiếng cười của bố. Đốt lửa cho anh nằm
Tick giùm mik nha ! Mới vào học à! chưa có điểm nào hết.
1)ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.
MÌNH TỊT RỒI
+ Ẩn dụ phẩm chất:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
+ Ẩn dụ hình thức:
Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
1 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng
2 Cha lại dắt con đi trên cát mịn,ánh nắng chảy đầy vai.
3 bình minh vàng ,vầng trăng bạc
4 "mây" " sóng"
1 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng
2 Cha lại dắt con đi trên cát mịn,ánh nắng chảy đầy vai.
3 bình minh vàng ,vầng trăng bạc
4 "mây" " sóng
1) Ẩn dụ phẩm chất
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ 1 là mặt trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng , mang lại ánh sáng cho sự sống cho muôn loài.
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ 2 là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường cứu nước , giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc .→ Ẩn dụ phẩm chất.
2) Ẩn dụ hình thức
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn ngìn cây mía
Múa gươm
- Có 2 ẩn dụ :
+ Ông trời : Mặc áo giáp đen - giống nhau về hình thức có màu đen
+ Cây mía : Múa gươm - giống nhau là lá mía giống thanh gươm
→ Mượn những hành động của con người chuẩn bị sắp ra trận gắn cho sự vật trước cơn mưa.
3) Ẩn dụ cách thức
Cứ thế hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ , đếm từng giây phút xa các bạn học sinh . Hoa phượng rơi rơi . Hoa phượng mưa..........
- Ẩn dụ :
+ Hoa học trò - hoa phượng
+ Thả những cánh son - hoa phượng rơi cánh hoa
+ Hoa phượng mưa - thay hoa phượng rơi nhiều.
→ Ẩn dụ cách thức
4) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Thị giác → Thính giác
- Thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Cho thấy tiểng lá đa rơi rất mỏng , nhẹ , nhanh.
Ẩn dụ phẩm chất :
Người Cha mái tóc bạc. => Người Cha là Bác Hồ. Vì Bác Hồ chúng ta yêu nhân dân như Cha yêu thương con.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :
Nắng vàng giòn. => Vàng giòn ý nói tới Bánh. Ẩn dụ làm ta có cảm giác nắng như là bánh.
Ẩn dụ cách thức :
Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng => Hiện tượng nở hoa có cách thức giống với thắp lửa.
Ẩn dụ hình thức :
Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng => Màu đỏ của hàng râm bụt có hình thức như lửa hồng. Tương đồng về màu sắc.
Chúc bạn học tốt. Nếu bạn muốn biết rõ hơn thì vào bài Ẩn dụ trong SGK tham khảo, hoặc là lên soan-bai-du.html để tham khảo cách soạn bài nha ! Mik tham khảo cả hai để help you đó !
ẨN DỤ:
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.
HOÁN DỤ
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).
Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.
Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , sự việc , hiện tượng , ... này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
- Ẩn dụ cách thức là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện , hành động khi giữa chúng có nét tương đồng.
- Ẩn dụ phẩm chất là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau về cảm giác, Loại ẩn dụ này thường kết hợp với các từ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác.
Cảm ơn Trần Việt Hà giúp