ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 7
câu 1:nét nổi bật kinh tế nước ta thế kỉ 16-19
câu 2:văn hoá nước ta thế kỉ 10-19
Mọi nguwoif giải giúp em 2 câu này ạ.Cảm ơn mọi người nhiều ạ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Câu 1
Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
Nội dung | Kinh tế lãnh địa | Kinh tế thành thị |
Sản xuất chủ yếu | Nông nghiệp | Thủ công nghiệp |
Tính chất | Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. | Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng. |
Vai trò | Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến | Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |
câu 2
a)Nông nghiệp:
-Quyền sở hữu ruộng đất nói hung thuộc về làng xã.hia nhau cày cấy phải nộp thuế,đi lính,làm lao dịch cho nhà vua.Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
-Nghề trồng dâu,nuôi tằm cũng được khuyến khích.
b)tHỦ CÔNG NGHIỆP
-Xây dựng một số xưởng thủ công,đúc tiền,rèn vũ khí,may mũ áo,xây dựng cung điện,chùa chieefn.
-Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt lụa
Câu 3
Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua
Câu 4
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 5
* Về tư tưởng:
- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...
* Văn học:
Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
* Lịch sử:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.
- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…
* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....
Câu 6
* Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Cơ sở xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
2.
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :
+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.
- Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê :
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.
==> Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Câu 1 :
- Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: đồ sắt, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều rất đa dạng, phong phú.
⇒ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
Câu 2 :
Tình hình văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra :
- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta
- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo
Kinh tế Thế kỉ XVI - XVIII
* Nông nghiệp:
- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…
* Thủ công nghiệp:
- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…
* Thương nghiệp:
- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.
- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.
Kinh tế Nửa đầu thế kỉ XIX
* Nông nghiệp:
- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.
- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.
=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.
* Thủ công nghiệp:
- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.
* Thương nghiệp:
- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Câu 1: Tham khảo
Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Câu 2:
- Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài
- Xuất hiện nhiều thành thị,việc giao lưu buôn bán được đẩy mạnh
- Nhiều làng nghề thủ công dần xuất hiện và phát triển nổi tiếng
Câu 1:
1. Nông nghiệp.
* Đàng ngoài:
- Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.
- Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.
–> Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.
* Đàng trong:
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ.
- Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.
- Năm1698, đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
–> Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.
* Thủ công nghiệp:
- Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công:Dệt vải lụa,gốm,rèn sắt. .
- Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà(Bắc Giang),Bát Tràng(Hà Nội)…Các làng làm đường mía ở Quảng Nam.
* Thương nghiệp:
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long,Phố Hiến,ở Đàng Trong có Thanh Hà,Hội An,Gia Định. .
- Trong thế kỉ XVII, ngoại thương phát triển, nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế, thành thị suy tàn.
Câu 2:
1. Tôn giáo:
- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập,thi cử và tuyển chọn quan lại.
- Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển.
- Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị phong kiến ngăn cấm
2. Sự ra đời chữ quốc ngữ.
- Thể kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến.
- Giáo sĩ A- lec- xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
3. Văn học, nghệ thuật dân gian.
a. Văn học:
- Văn học chữ nôm phát triển
+ Tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát.
b. Nghệ thuật dân gian:
- Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ, phật bà quan âm.
- Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người.