K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2016

Đẹp thiệt ha!vui

23 tháng 4 2016

ảnh đen trắng thì đẹp!!!!

13 tháng 9 2019
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều.Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳng mọi câu trả lời đều là: "Không". Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là "Áp lực về học tập ".
Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghĩ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi.Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
 
Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình.Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “ con người ta ” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình.Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “ Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”…Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập ” nhưng “trái ngược lại ” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.
 
Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh.Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới "tự tử ". Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.
Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.
21 tháng 6 2018

Một thế giới đáng để sống

ủng hộ nha~~~

21 tháng 6 2018

Một thế giới tuyệt vời   luôn chào đón ta đến mọi con đường ,  niềm đam mê,  hạnh phúc , vv... 

26 tháng 11 2023

Em cảm thấy hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh rất đẹp, các bạn rất hồn nhiên, ngây thơ, thỏa sức bay lên, sáng tạo với những niềm ước mơ của mình. 

21 tháng 2 2019

Đề 1: 

Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 2 2019

Đề 2:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

22 tháng 9 2019

lên mạng cop

22 tháng 9 2019

xin lỗi nhưng mà My không phải HS lớp 9 đâu nha . mà HS lớp 6 thui nha anh , my chỉ biết ghi đơn giản kiểu như ( theo My nghĩ thì đề này với HS lớp 9 thì phải ko khó lắm. )): ... "tùng tùng tùng " đấy là tiếng trống thân thương của biết bao HS nơi vùng cao. Đối với họ, đó là ước mơ là hy vọng .... Nhưng mà k cho My nhé

18 tháng 9 2021

Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.

 

3 tháng 4 2022

nghiện game vừa thôi

Thôi. Đừng spam nữa!!!

30 tháng 9 2023

Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ

- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....

- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..

- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....