viết 1 bài văn(khoảng 30-40 dòng) kể lại một sự việc em đã được chứng kiến.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
- Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi ....
Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.
Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:
- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.
Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:
- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.
Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:
- Lại đóng góp nữa!
Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:
- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!
Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:
- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!
Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:
- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!
Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.
Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.
Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:
- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.
Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:
- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.
Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:
- Lại đóng góp nữa!
Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:
- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!
Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:
- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!
Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:
- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!
Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.
Trên đường tới sân bóng, em nhìn thấy một bà cụ đang sách một túi đồ trông có vẻ rất nặng. Bỗng nhiên, một đám thanh niên đi qua va vào bà cụ. Túi đồ bị rơi xuống đường. Nhưng đám thanh niên không quay lại nhặt đồ giúp bà. Thấy vậy, em liền chạy tới giúp bà xách túi đồ. Xong xuôi, bà cụ nhìn em mỉm cười rồi cảm ơn. Em cảm thấy rất vui vì làm được một việc tốt.
Buổi chiều mùa đông giá lạnh, lại mưa nhỏ, tôi và em tôi không ai muốn đi chợ, nhưng chiều nay gia đình tôi chưa có thức ăn. Là anh cả, tôi đành khoác áo mưa đi chợ, sau khi dặn em đóng cửa cẩn thận, vì ngoài trời rất lạnh. Trong buổi chợ chiều ấy, tôi đã thấy hình ảnh một cụ già phải ra chợ ăn xin và câu chuyện ấy như sau:
Bà cụ tuy không tàn tật, nhưng đã già lắm. Mái tóc bạc trắng, rối bời trong chiếc khăn đen bạc. Bà mặc chiếc áo bông đã cũ, có chỗ vá. Khi bà chìa tay xin mấy cô bán hàng, không hiểu làm sao tôi thấy nghẹn nghẹn, không dám nhìn... Có một bán hàng trẻ la lên: " Bà tránh ra cho mọi người vào mua hàng. Đây không phải là chỗ cho bà ăn xin... Khổ lắm...". Song có lẽ, chỉ mình cô bán hàng ấy kêu lên như vậy, còn tất cả đều cho bà tiền ( dù rất ít ).
Bỗng có một anh thanh niên đi tới, giải thích với mọi người về hoàn cảnh éo le của bà, vì anh là người hàng xóm của bà, anh rất hiểu. Anh đưa cho bà hai nghìn đồng và chiếc bánh mì rồi nói: " Để cháu dắt bà về nhà, ngoài trời lạnh lắm bà ạ". Tôi vội chạy theo đưa cho bà tờ 5 nghìn và nói:" Bà ơi ! Tờ màu xanh này là lộc đấy ạ, nó giúp cho mình cảm giác bình yên ( dù không hiểu lắm ) ". Đôi tay nhăn nheo và chai sờn của bà nắm lấy tay tôi, tôi thấy mắt bà hơi hoen đỏ. Anh thanh niên cười , bảo:" Em rất ngoan, em bé ạ ".
Tôi chắc chắn bà cụ sẽ được những người xung quanh giúp đỡ hoặc anh thanh niên sẽ đưa bà đến nơi dưỡng lão dành cho người già đơn côi. Bóng bà cụ cứ đi xa dần. Tôi bỗng thấy lòng mình ấm lại giữa trời chiều mùa đông lạnh giá...
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.
Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng - anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.
Sơn - trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.
Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.
Một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.
Bài này từ năm ngoái nha:
Buổi chiều mùa đông giá lạnh, lại mưa nhỏ, tôi và em tôi không ai muốn đi chợ, nhưng chiều nay gia đình tôi chưa có thức ăn. Là anh cả, tôi đành khoác áo mưa đi chợ, sau khi dặn em đóng cửa cẩn thận, vì ngoài trời rất lạnh. Trong buổi chợ chiều ấy, tôi đã thấy hình ảnh một cụ già phải ra chợ ăn xin và câu chuyện ấy như sau:
Bà cụ tuy không tàn tật, nhưng đã già lắm. Mái tóc bạc trắng, rối bời trong chiếc khăn đen bạc. Bà mặc chiếc áo bông đã cũ, có chỗ vá. Khi bà chìa tay xin mấy cô bán hàng, không hiểu làm sao tôi thấy nghẹn nghẹn, không dám nhìn... Có một bán hàng trẻ la lên: " Bà tránh ra cho mọi người vào mua hàng. Đây không phải là chỗ cho bà ăn xin... Khổ lắm...". Song có lẽ, chỉ mình cô bán hàng ấy kêu lên như vậy, còn tất cả đều cho bà tiền ( dù rất ít ).
Bỗng có một anh thanh niên đi tới, giải thích với mọi người về hoàn cảnh éo le của bà, vì anh là người hàng xóm của bà, anh rất hiểu. Anh đưa cho bà hai nghìn đồng và chiếc bánh mì rồi nói: " Để cháu dắt bà về nhà, ngoài trời lạnh lắm bà ạ". Tôi vội chạy theo đưa cho bà tờ 5 nghìn và nói:" Bà ơi ! Tờ màu xanh này là lộc đấy ạ, nó giúp cho mình cảm giác bình yên ( dù không hiểu lắm ) ". Đôi tay nhăn nheo và chai sờn của bà nắm lấy tay tôi, tôi thấy mắt bà hơi hoen đỏ. Anh thanh niên cười , bảo:" Em rất ngoan, em bé ạ ".
Tôi chắc chắn bà cụ sẽ được những người xung quanh giúp đỡ hoặc anh thanh niên sẽ đưa bà đến nơi dưỡng lão dành cho người già đơn côi. Bóng bà cụ cứ đi xa dần. Tôi bỗng thấy lòng mình ấm lại giữa trời chiều mùa đông lạnh giá...