vì sao một số loại cây khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì cây lại chết ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì cây chưa thể thích ứng được với môi trường lạ, khi cây ở quen một nhiệt độ nào đó mà nhiệt đó bỗng nhiên thay đổi một cách đột ngột thì cây khó thích ứng, chắc lâu dần thì nó sẽ quen thôi !
1/ Vì loài cây đó không chịu đc sự thay đổi của nhiệt độ
2/ Vì cây xương rồng có khả năng dự trữ nhìu nc khi trời nóng
tại vì khi nhiệt độ môi trườngtăng ,cây sẽ thoát hơi nước và dẫn đến chết khô,
khi nhiệt độ môi trường giảm
nc bị đóng băng nên cây ko có nước→chết
Tục ngữ có câu: “người nóng kêu trời, mùa màng bội thu”. Ý của câu này là khi nhiệt độ không khí nóng đến mức làm người ta khó chịu nổi, thì cây trồng vì có nhiệt độ cao lại sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt. Vậy thực tế là như thế nào?
Nói chung khí hậu ấm áp, có thể thúc đẩy cây cối sinh trưởng, nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì lại ảnh hưởng đến chúng. Ví dụ những loại cây trồng chín vào mùa thu như lúa nước, bông, ngô, chúng yêu cầu nhiệt độ tương đối cao mới phát triển tốt được. Nhưng nếu nhiệt độ lên tới 45 độ C hoặc cao hơn thì sinh trưởng lại kém, thậm chí có khi còn bị nguy hiểm.
Đó chính là vì thực vật cũng là một thực thể sống do nhiều tế bào tổ chức nên. Từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt phát triển thành cây trưởng thành, quãng thời gian đó có bao nhiêu thay đổi, yêu cầu phải có một chất dung môi để giúp chúng.
Dung môi có rất nhiều loại, nhưng nói chung mỗi loại dung môi chỉ giúp cho một sự thay đổi. Ví dụ như chất dung môi tinh bột, chuyên giúp cho cây tạo ra chất dinh dưỡng.
Khi nhiệt độ quá cao, chất dung môi trở nên kém linh hoạt, thậm chí mất hết khả năng. Vậy đến nhiệt độ nào thì chúng bị mất khả năng? Các loại dung môi khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau vì vậy nhiệt độ để chúng mất tác dụng cũng không giống nhau. Sau khi dung môi bị mất tác dụng, nhiều hoạt động trong cơ thể thực vật bị đảo lộn, thậm chí không thể duy trì cuộc sống được nữa, ngay cả khi bị buộc phải hoạt động thì mọi sự thay đổi cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, như vậy thực vật sẽ phát triển kém, thậm chí có thể bị chết.
Mặt khác, nhiệt độ cao, chất dung môi mất tác dụng thì dù các yếu tố ánh sáng, nước, không khí có đầy đủ chăng nữa, thực vật cũng không sản xuất ra vật chất được nó chỉ có thể dựa vào một chút tích luỹ còn lại để duy trì sự tiêu hao; nhưng khi tiêu hao đến một mức độ nào đó thì có thể do chất dinh dưỡng không đủ mà suy vong.
Thêm nữa, nóng và khô thường đi liền với nhau. Nhiệt độ quá cao, nước bốc hơi nhiều, lại không được bổ sung lượng tương ứng cần thiết, cây sẽ vì mất lượng nước quá lớn mà chết. Cho nên, những loại cây cần nhiệt độ cao, thì trong quá trình sinh trưởng của nó không phải là nhiệt độ càng cao càng tốt, mà cần giới hạn ở khoảng nhiệt độ thích hợp.
Nhiệt độ như thế nào là thích hợp nhất? Do tập tính sống và nguồn gốc của cây khác nhau nên yêu cầu về nhiệt độ của chúng cũng khác nhau. Thực vật sống ở vùng hàn đới thì khả năng chống chịu lạnh rất mạnh, nhiệt độ mà chúng cần tương đối thấp; nhưng các loài cây sống ở vùng nhiệt đới lại chịu lạng kém, yêu cầu nhiệt độ phải cao hơn mới sinh trưởng tốt được. Nói chung, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 15 - 25 0c là tốt nhất. Đương nhiên, những loài cây chín vào mùa thu thì trong suốt quá trình sinh trưởng phải nhiệt độ trên 25 0c, còn nếu thấp quá hoặc cao quá đều không có lợi cho chúng
Khi nhiệt độ quá cao `(` trên `40^0 C)` hoặc quá thấp `(` dưới `0^0 C)` sẽ làm giảm hoặc dừng đi quang hợp ở thực vật, vì sẽ làm cho lục lạp bị phá hủy.
Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây thường chuyển sang màu chớm vàng hoặc đỏ. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào. Đến đầu đông nhiều cây đã trơ trụi lá.
Lá cây ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn là nơi để thoát hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời, thu sang, nhiệt độ cũng bắt đầu thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà giảm đi khiến lượng nước cây hút được cũng sụt giảm. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là qua mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít, ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của cây.
Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống.
Ở miền nhiệt đới tuy không quá lạnh giá, nhưng vào mùa đông, khí hậu rất khô hanh, nếu không trút bớt một phần lá, cây sẽ không thể cung cấp đủ nước cho lá.
nhiều loài cây rụng lá về mùa đông.Vifkhi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp nhiều loài cây rụng bớt lá qua đó làm giảm tiếp súc với môi trường và làm giảm thoát hơi nước trên bề mặt lá
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:
- Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật.
- Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.
- Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống => phong phú và đa dạng các loài sinh vật.
À, nó không chịu dc khí hậu khắc nhiệt đó mà ! Nóng wá cx ko tốt và lạnh wá cx ko tốt ! À tích cho nhé !
Nói đúng ra là hầu hết các loại cây khi môi trường quá nóng hoặc quá lạnh đều chết bạn ạ.