Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật bậc cao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự sinh trưởng
Ở động vật, trứng được thụ tinh thành hợp tử. Hợp tử phân chia liên tiếp làm cho khối lượng và kích thước của cơ thể tăng lên. Sự sinh trưởng ở động vật có 22 đặc điểm:
- Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều, lúc chậm, lúc nhanh, có lúc rất nhanh.
- Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các mô khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau.
Khác với thực vật, động vật không có giai đoạn ngừng hắn sinh trưởng trong một thời gian dài như thực vật ở giai đoạn hạt. Nhưng trong điều kiện bất lợi, một số động vật cũng có thể tạm ngừng lớn (hiện tượng ngủ đông, đình dục...). Sự ngừng sih trưởng của các bộ phận trong cơ thể cũng có mức độ khác nhau vào những thời kì khác nhau. Đến tuổi trưởng thành, mỗi loài động vật có một kích thước nhất định.
b) Sự phát triển
Trong đời sống của mỗi loài động vật, có nhiêu giai đoạn phát triển khác nhau với những đặc điểm hình thái, sinh lí đặc trưng.
Người ta căn cứ vào sự sinh trưởng cá thể non và hình thái cơ thể để phân chia các giai đoạn phát triển ở động vật.
Đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
- Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có các mô phân sinh.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời sống của thực vật do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh. Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như cành, lá, rễ, hoa, quả,…
Tham khảo!
Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:
- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.
- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.
+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.
Tham khảo:
- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.
+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.
Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.
- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.
+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.
Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.
- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.
+ Ví dụ :
- Chuột và voi
Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.
Voi khi lớn thì kích thước to.
- Cây đậu và cây bàng
Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.
Cây bàng khi lớn thì kích thước to.
- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.
Con người sẽ mắc các bệnh như :
+ Còi xương
+ Béo phì
+ Suy dinh dưỡng
+ Người lùn
+ Người khổng lồ
Có 3 đặc điểm:
+ Không đồng đều. VD: sự tăng cân của ngan theo tuổi.
+ Theo giai đoạn. VD:quá trình sống của lợn trải qua các giai đoạn: bào thai- lợn sơ sinh- lợn nhỡ- lợn trưởng thành…
+ Theo chu kì. VD: chu kì động dục của lợn là 21ngày, của ngựa là 23 ngày.
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền
Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí
VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)
Tham khảo:
Các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật:
- Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều, có giai đoạn diễn ra nhanh, có giai đoạn diễn ra chậm.
- Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.
- Sinh trưởng đạt mức tối đa khi cơ thể trưởng thành tùy thuộc vào giống, loài động vật. Các loài khác nhau có tốc độ và giới hạn sinh trưởng khác nhau.
- Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau.
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật bậc cao mà điển hình là cây có hoa bắt đầu từ khi não (giao tử cái) được thụ tinh tạo thành hợp tử để phát triển thành cây mới cho đến khi ra hoa kết quả, trải qua nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn biến đổi noãn được thụ tinh thành hạt (kết hạt)
- Giai đoạn tiềm sinh của cây mầm (phát triển từ phôi) trong hạt
- Giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc hạt nảy mầm cho đến lúc cây ra hoa (phát dục).
- Giai đoạn ra hoa, kết quả.
Sau đó, cây một năm sẽ già đi và tàn lụi, được thay thế bằng thế hệ cây mới, còn cây lâu năm thì tiếp tục tăng trưởng và ra hoa kết quả nhiều lần cho đến lúc chế.
Nắm vững các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật và nhu cầu của từng giai đoạn, các nhà trồng trọt có thể chủ động chăm bón và có những tác động hợp lí để cây trồng cho thu hoạch tốt, sản lượng cao.