Chuyển bài bút kí Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan thành một bài tự sự.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. VỀ THỂ LOẠI
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...
Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ(của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn có thể chia ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.
2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:
- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.
- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.
3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":
+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.
+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.
+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:
- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.
4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.
Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":
- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;
- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.
Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.
+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).
Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.
2. Cách đọc
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.
Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.
3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.
Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.
2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Tham khảo đoạn văn sau:
… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…
Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Thuý Lan)
I. VỀ THỂ LOẠI
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...
Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ (của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn có thể chia ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.
2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:
- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.
- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.
3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":
+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.
+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.
+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:
- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.
4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.
Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":
- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;
- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.
Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.
+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).
Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.
2. Cách đọc
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.
Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.
3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.
Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.
2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Tham khảo đoạn văn sau:
… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…
Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.
(Ngô Tuần)
a, Tên tác phẩm: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, không thể thay thế từ nhân chứng bằng chứng tích:
- Nhân chứng- thủ pháp nhân hóa, coi Cầu Long Biên là người đương thời, người chứng kiến thăng trầm lịch sử.
- Những sự kiện cầu Long Biên đã "chứng kiến":
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
→ Cầu Long Biên trường tồn, chứng kiến biết bao đau thương và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.
Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.
Cầu Long Biên đã chứng kiến những sự kiện lịch sử sau:
- Đầu năm 1947, người dân thủ đô cùng Trung đoàn ra đi bí mật.
- Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất.
- Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ hai.
- Năm 1972, Mĩ ném bom la-de
Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến anh dũng của thủ đô Hà Nội): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
+ Đoạn 2 (tiếp… nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương nhưng anh hùng.
+ Đoạn cuối (phần còn lại): Hình ảnh cầu Long Biên trong hiện tại và tình cảm của tác giả.
Tôi là một cây cầu bắc qua sông Hồng. Người ta đặt cho tôi cái tên khá kêu: Long Biên. Thực ra thì cái tên Long Biên cũng không phải là tên khai sinh của tôi. Mà mãi tới khi tôi đã trưởng thành, vào năm 1945, tôi mới được đổi tên gọi Đu-me thành Long Biên.
Mẹ tôi thai nghén tôi vào năm 1898 và bốn năm sau, tôi cất tiếng khóc chào đời. Mẹ tôi giao cho tôi nhiệm vụ nằm vắt qua con sông Hồng đỏ ngầu phù sa, nối đôi bờ để cho con người qua lại. Đây là một nhiệm vụ thật nặng nề và cũng đầy vinh quang, khiến tôi rất đỗi tự hào.
Tôi càng kiêu hãnh hơn bởi cái dáng vẻ hùng dũng vừa dẻo dai, vững chắc, vừa oai vệ của mình. Thời bấy giờ ở cả xứ Đông Dương này đã có một anh cầu nào khoẻ mạnh, đẹp trai và oai phong như tôi đâu! Mà trên thế giới, tôi cũng chẳng thua kém chúng bạn là bao. Mẹ thường bảo tôi: “Con là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt”. Nhiều lần, mấy gã giông bão ghen tị với tôi, vào hùa với nhau định nhấc tôi lên không trung để ném xuống làm tôi gãy xương, nhưng tôi vẫn sừng sững đứng đó, hai chân tôi choãi ra bám chắc vào lòng sông, đung đưa thân mình như trêu tức họ. Cả thần Nước cũng hậm hực với tôi, dâng nước lũ cuồn cuộn định nhấn chìm tôi. Nhưng đừng có mơ tưởng!
Tuy tôi rất kiêu hãnh về mình nhưng nhiều lúc, tôi vẫn bị ác mộng ám ảnh. Chả là hồi thai nghén tôi, mẹ tôi đã uống máu của hàng ngàn dân phu Việt Nam để nuôi dưỡng tôi. Nhớ lại điều đó, tôi rùng mình kinh sợ. Và tôi đâm oán mẹ tôi, sao bà có thể ác như thế? Nếu hồi ấy mẹ tôi nhân từ hơn thì lí lịch của tôi đâu có một vết hoen ố lớn như thế.
Tôi cố gắng hiền hoà và cần mẫn làm việc để chuộc tội thay cho mẹ tôi, mong con người Việt Nam khoan dung mà quên đi quá khứ đau thương của họ, mà nhìn tôi với ánh mắt thiện cảm hơn. Tôi nhận thêm một bà mẹ nhân hậu, bao dung: mẹ Việt Nam.
Thế là, suốt một thế kỉ, tôi tận tuỵ phục vụ mẹ Việt Nam. Tôi đưa không biết bao nhiêu lượt người từ Hà Nội sang Gia Lâm, rồi từ Gia Lâm sang Hà Nội. Bao nhiêu chuyến xe khách, xe hàng đã từ bờ bắc sang bờ nam sông Hồng rồi ngược lại. Cả những đoàn tàu hoả chạy xinh xịch ở giữa lòng tôi. Những lúc ấy, lòng tôi hân hoan vô cùng.
Tôi gắn bó với con người Việt Nam hiền hoà và anh dũng suốt chiều dài thế kỉ, với bao kỉ niệm vui buồn. Kí ức tôi bây giờ vẫn còn hằn sâu những dấu ấn của những thời khắc lịch sử hào hùng. Một ngày đầu xuân năm 1947, tôi đã chứng kiến những người dân Thủ dô cùng trung đoàn yêu dấu của họ bí mật ra đi dưới chân tôi. Họ ra đi thầm lặng, tám năm sau, họ trở lại Thủ đô, hùng dũng nện gót giày trên lưng tôi, miệng hát vang những lời ca bi thương và hùng tráng:
Những đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...
Thực ra, đây không phải là khúc ca khải hoàn, mà là lời ca gợi họ nhớ lại cái ngày rời Hà Nội ra đi. Tôi không hiểu gì về âm nhạc, nhưng tôi nghe đoàn quân hát, lòng cũng thấy nao nao.
Rồi những năm tháng Hà Nội bị máy bay Mĩ đánh phá, tôi trở thành mục tiêu ném bom dữ dội của không lực Hoa Kì (có lẽ chúng nhận ra tầm quan trọng của tôi). Bom Mĩ ném vào tôi tới hàng chục lần, khiến tôi bị thương nặng. Cả thân hình tôi tả tơi, rách nát, ứa máu. Nhưng tôi vẫn sừng sững đứng đó, hiên ngang bám trụ để đưa đón những lượt người và những đoàn xe qua sông.
Có người lính, trước khi xa Hà Nội đã chạy đến chào từ biệt tôi. Chiến tranh kết thúc, người lính trở về giờ đã là một thương binh. Anh đã bỏ lại một chân ở chiến trường Tây Nguyên. Anh chống nạng lò dò từng bước đến gặp lại tôi. Chúng tôi gặp nhau sau gần 20 năm xa cách mừng mừng tủi tủi. Anh lặng lẽ ngồi xuống bên tôi, mắt đàm đăm nhìn tôi, rồi nói:
- Cậu kiên cường lắm.
Tôi bỗng thấy mình hạnh phúc quá!
Một thế kỉ tuổi đời với bao kỉ niệm khó quên, tôi làm sao có thể kể hết.
Mẹ tôi (tức bà mẹ mới của tôi- Mẹ Việt Nam) đã nhanh chóng thay da dổi thịt từ sau ngày hoà bình. Mẹ sinh thêm hai em nữa đặt lên sông Hồng. Hai em Thăng Long và Chương Dương của tôi thật oai vệ gấp tôi cả chục lần. Chúng cao lớn và khoẻ mạnh lắm. Chúng tranh hết cả những công việc nặng nhọc của tôi. Tôi trở thành ra an nhàn. Bây giờ, tôi lại có nhiệm vụ khác, đó là đón những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm. Họ muốn qua tôi để hiểu hơn về bà mẹ Việt Nam đau thương và anh dũng của tôi.
“Mình vẫn là người có ích”- Tôi nhủ thầm như vậy.
bạn viết văn giàu cảm xúc thật