Trình bày đặc điểm tài nguyên đất trong nông nghiệp của nước ta ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố tự nhiên | Các nhân tố kinh tế – xã hội |
a) Tài nguyên đất - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp. - Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit. + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng. + Đất feralit: trên 16 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên. b) Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. - Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. => Ý nghĩa: + Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. + Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển... c) Tài nguyên nước - Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào. - Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô và cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí. d) Tài nguyên sinh vật Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt. | a) Dân cư và lao động nông thôn - Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (năm 2003). - Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo. b) Cơ sở vật chất - kĩ thuật - Ngày càng hoàn thiện. - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị, khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh. c) Chính sách phát triển nông nghiệp Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu… d) Thị trường trong và ngoài nước - Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng. - Khó khăn: + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế. + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng. |
Tham Khảo
1.Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) à nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.
- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.
Tham khảo
- Đặc điểm tài nguyên rừng ở nước ta :
+ Độ che phủ rừngliên tục giảm, chất lượng rừng giảm, rừng trồng lấn át rừng tự nhiên (dẫn chứng)
+ Gồm 3 loại rừng:
* Rừng đặc dụng: Bảo vệ động, thực vật quý hiếm. Ví dụ : VQG Vũ Quang bảo vệ loài Sao la,…
* Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ, củi,….
* Rừng phòng hộ: Giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát,…
- Nguyên nhân làm tài nguyên rừng bị suy giảm: (Xem phần 1)
- Biện pháp:
+ Tuyên truyền ý thức trồng, bảo vệ rừng.
+ Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ.
+ Khen thưởng và xử lý kịp thời,….
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.
Tham khảo
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
Tham khảo
1.
- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.
+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.
- Đặc điểm:
+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.
+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.
- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:
+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).
+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.
- Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Tham khảo
- Đặc điểm:
+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.
+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.
+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.
- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.
+ Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).
Tham khảo
♦ Đặc điểm:
- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.
- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:
+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;
+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;
+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;
+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;
+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.
♦ Phân bố:
- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.
+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.
♦ Giá trị sử dụng:
- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.
+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.
- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1. Đặc điểm phát triển
Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực chiếm khoảng 25% lao động, chiếm 38.5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).
Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bào hiểm, y tế, du lịch...
Vấn đề đặt ra:
+ Nâng cao trình độ công nghệ
+ Đào tạo lao động lành nghề
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật hiện đại.
2. Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố ngành dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1. Đặc điểm phát triển
Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực chiếm khoảng 25% lao động, chiếm 38.5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).
Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bào hiểm, y tế, du lịch...
Vấn đề đặt ra:
+ Nâng cao trình độ công nghệ
+ Đào tạo lao động lành nghề
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật hiện đại.
2. Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố ngành dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
Tham khảo
1.
- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:
+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).
- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:
+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.
+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…
- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;
+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;
+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;
+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;
+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.
Đất là tài nguyên rất quí giá trong sản xuất nông nghiệp, không có gì thay thế được. Đất nông nghiệp nước ta gồm hai nhóm đất cơ bản:
a) Đất phù sa: tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác.
b) Đất Feralit: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. Các loại đất Feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cafe, chè, cao su), cây ăn quả và 1 số loại cây ngắn ngày (sắn, ngô, đậu tương).