hòa lòng trắng của một quả trứng gà với 500ml nước, khuấy đều và đun nóng ở 900C, lòng trắng trứng đông tụ và nổi lên, sau đó lọc và thu được vởn lòng trắng, đổ vào 4 ống nghiệm, 2ml.
- Cho thêm vào ống nghiệm 1.3: mỗi ống 1ml dung dịch enzim pepsin.
- Cho thêm vào ống nghiệm 4 : 1ml dung dịch enzim pepsin đã đun sôi.
- Cho thêm vào các ống nghiệm 2,3 và 4: mỗi ống 3 dọt HCl loãng.
- Đặt cả 4 ống nghiệm trên vào cố nước ấm 35-37oC, để trong 15-20 phút.
1) ống nghiệm nào có vởn lòng trắng trứng bị biến đổi làm cho dung dịch trở nên trong ?giải thích?
2) mục đích của thí nghiệm trên là gì?
3) qua thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?
4) tại sao vởn lòng trắng trứng lại nổi trên nước?
ai jup e vs ạ e sẽ like cho
Có thể tóm tắt lại thí nghiệm như sau:
Ống 1: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin --> 37oC trong 15-20 phút.
Ống 2, 3: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin + 3 giọt HCl loãng --> 37oC trong 15-20 phút.
Ống 4: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin đã đun sôi + 3 giọt HCl loãng --> 37oC trong 15-20 phút.
(Bạn viết như trên thì ống 2 và ống 3 giống nhau, bạn xem lại câu hỏi xem có sót nội dung nào không)
1. Ống nghiệm 2, 3 có vởn lòng trắng trứng bị biến đổi làm cho dung dịch trở nên trong. Vì vởn lòng trắng trứng chứa nhiều albumin (là mọt loại prôtêin) đã được enzim pepsin phân giải thành các đoạn peptit ngắn, hòa tan trong nước nên dung dịch trở nên trong.
2. Mục đích thí nghiệm trên có thể là:
- chứng minh enzim pepsin phân giải protein.
- khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện đến hoạt tính của enzim pepsin (H+, đun sôi pepsin) ....
3. Kết quả thí nghiệm và Kết luận
Ống 1. Vẫn còn vẫn lòng trắng trứng, chưa được pepsin chưa phân giải: vì enzim pepsin hoạt động thích hợp ở môi trường axit, pH 1-3.
Ống 2,3: Vẫn lòng trắng trứng được pepsin phân giải thành các đoạn peptit ngắn, hòa tan trong nước nên dung dịch trong ống nghiệm trở nên trong.
Ống 4. Vẫn còn vẫn lòng trắng trứng, chưa được chưa phân giải vì pepsin cũng là prôtêin, khi bị đun sôi, prôtêin bị biến tính nên pepsin bị mất hoạt tính xúc tác.
4. Vởn lòng trắng trứng nổi trên mặt nước là do có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước.