K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2016

vừa chuẩn vừa hay cám ơn bn nha

17 tháng 4 2017

A. guess

13 tháng 12 2023

giúp mình với mình đang bận

13 tháng 12 2023

Câu ca dao đã kết thúc nhưng để lại cho em nhiều cảm xúc.Câu này cho thấy sự yêu thương,nhớ quê hương thắm thiết của nhân vật anh trong bài thơ.tui nhớ đến đây thui!cứ thử làm xem sao.

19 tháng 3 2017

là sao hả bn

19 tháng 3 2017

bn hỏi j hả bn?mk

30 tháng 10 2023

Đề 1 :Tôi từng phạm rất nhiều lỗi từ nhỏ đến lớn, nhiều lúc tôi cũng chẳng hiểu bản thân tôi mắc lỗi một lần thì sẽ không lặp lại lỗi đó lần nào nữa, nhưng tôi sẽ phạm một lỗi khác, cứ như vậy tuổi thơ của tôi có cả ti tỉ thứ lỗi từ ngơ ngáo đến có chủ đích, và lần nào nó cũng khiến tôi nhớ mãi.

Năm ấy tôi học lớp 5, chính xác là vào kỳ 2 của lớp 5, cái khoảng thời gian mà ai cũng bảo là quan trọng phải cố gắng học hành để được lên cấp hai bước tiếp con đường học tập. Thực tế tôi cũng nhận thức được điều ấy, bởi xung quanh tôi có không dưới hai đứa bạn đã bỏ học, đứa thì nhà nghèo, đứa thì nhà xa trường quá, buồn hơn là có đứa vì học đúp tận ba năm liền, chán rồi không theo học nữa, tất cả đều chưa biết được ngưỡng cửa cấp hai có bao nhiêu điều mới lạ ra sao.

Thế nhưng tôi vẫn bỏ học theo lũ bạn đi chơi, buổi ấy chúng tôi có tiết học phụ đạo ban chiều, chẳng hiểu nổi tôi và đám bạn thân nghĩ gì mà đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi, sau đó hái ổi rừng, chơi cả trò đám cưới giả. Đợt ấy cô giáo của chúng tôi hình như cũng biết chúng tôi trốn học thế nhưng cô cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, bởi chúng tôi phạm lỗi lần đầu.

Mẹ tôi cũng không biết chuyện, thế nhưng không hiểu sao mẹ cứ dặn dò tôi học tốt, không được noi gương đám bạn bỏ học đi chơi, rồi đặc biệt mẹ còn dặn dò tôi tránh mò ra ao hồ sông suối, mẹ bảo số tôi không được gần nước. Nghe mẹ ân cần thế mà tôi thấy mình tồi tệ quá, mẹ không biết nhưng không phải có trời biết, đất biết tôi biết và đám bạn tôi biết ư? Thật sự tôi thấy xấu hổ với chính bản thân mình, nhiều lúc ham chơi mà không nghĩ gì đến hậu quả.

Thế nhưng loại bỏ học trốn đi chơi cũng là một trải nghiệm, dù là sai lầm, từ đó trở đi tôi đã không còn bỏ học và liều lĩnh như vậy nữa, có đôi lúc cái sai của mình bản thân mình cũng tự nhận thức được, điều đó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình hơn.

Đề 2:

Cuộc sống có nhiều cung bậc cảm xúc, có vui cũng có buồn. Và mỗi trải nghiệm mà con người cũng vậy. Và tôi nhớ mãi về một trải nghiệm vui vẻ của mình.

Quê hương của tôi là một thành phố ven biển. Gia đình tôi đã chuyển ra Hà Nội sống từ khi tôi còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai tôi được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, tôi háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình tôi ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.

Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Lúc này, tôi đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển, tôi có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một.

Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Nước biển mát lạnh khiến tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Sau chuyến đi này, tôi mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tôi tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

chúc bạn thi tốt nha

1 tháng 11 2023

CẢM ƠN BẠN

TL
16 tháng 3 2021

Tk của Thu Trang 

1. Mở bài: GIới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Giới thiệu khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba của bài

 

2. Thân bài:

 

_ Khổ hai: nỗi nhớ về rừng đại ngàn.

 

_ Khổ ba: bức tranh tứ bình cùng muôn vàn xúc cảm trong chúa sơn lâm

 

3. Kết bài:

 

Cảm nghĩ của bản thân.

 

Bài làm

 

Văn học hiện đại Việt Nam gắn liền với sự đổi mới lớn lao của thời kì văn học, nền văn học. Thơ mới chính là bước cách tân của nghệ thuật thơ ca. Nhà thơ Thế Lữ là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sáng tác của ông, đặc biệt là Nhớ rừng với khổ hai, khổ ba, để lại trong mỗi chúng ta muôn vàn tâm trạng.

 

Nỗi nhớ da diết về rừng đại ngàn của chúa sơn lâm được thể hiện ở trong khổ thơ thứ hai của bài: 

 

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội"

 

Những kỉ niệm xưa ùa về trong trí nhớ của con hổ vói niềm thiết tha, đẹp đẽ. Nhà thơ Thế Lữ vô cùng thành công với những hình ảnh liệt kết như bóng cả, câu già, gió, đại ngàn.. Bức tranh rừng núi hiện lên sinh động và gắn với muôn ngàn những khao khát rạo rực trong chúa sơn lâm. Những bóng cả, cây già, những tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời và thế giới ấy rạo rực trong niềm vui sướng. Những khúc trường ấy là trường ca của sự sống, chiến công và hơn cả là không khí đại ngàn. Giữa bầu không gian rộng lớn ấy, hổ vươn mình kiêu hãnh trong tâm thế, tư thế vị chúa tể: 

 

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi."

 

Quá khứ huy hoàng rực rỡ hiện lên trong tiếng thở dài ai oán, tiếc nuối. Vị chúa tể muôn loài khi xưa với bước đi dõng dạc, hiên ngang làm vạn vật e sợ và kính nể. Những bước chân của hổ cũng là bước chân của tự do, bước chân của quyền lực khám phá cuộc đời. Hình ảnh so sánh đượ dùng trong khổ thơ thật đẹp. Không chỉ có cái gai góc, chú hổ còn dẻo dai. Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng cùng sống, cùng hòa nhịp trong vũ khúc tự do: 

 

"Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sức".

 

Thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá làm hổ thêm đường bệ, đẹp đẽ và uy nghi. Vẻ đẹp ở đây chính là vẻ đẹp của cuộc sống của chúa tể sơn lâm. 

 

Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng càng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi rừng hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ:

 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôí

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

 

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

 

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

 

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết, mảnh mặt trời gay gắt

 

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

Bức tranh đêm trăng trong bài hiện lên với cảnh đẹp và thi vị vô cùng: 

 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

 

Không gian tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp bức tranh còn được tô điểm với suối. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thướt tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm như thêm đong đầy. Con hổ, chúa tể sơn lâm vươn mình trong làn sóng biếc ấy. HÌnh ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm nhìn mình trong làn suối. Thiên nhiên nơi rừng hoang vu với vẻ huyền bí và ngập tràn sức sống với màu vàng tươi của trăng đêm. Từ "say mồi", chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.

 

Bức tranh thứ hai xuất hiện và bao trùm bài thơ là bức tranh ngày mưa: 

 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

 

Chúa sơn lâm không còn say sưa bên dòng suối. Khung cảnh ở đây có sự chuyển mình với “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Mưa giăng ngập tràn khắp lối khiến vạn vật rung chuyển và bừng lên sức sống. Chúa tể núi rừng hiên ngang, điềm tĩnh trong cái "lặng" mình. Nó cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng trong nơi nó thuộc về. 

 

Sự tươi mới, rộn ràng của bức tranh hiện lên đẹp tuyệt trong cảnh bình minh:

 

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

 

Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Một từ "gội" được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế. Sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim. Giấc ngủ “tưng bừng” của "ta"- chúa sơm lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơm lâm. Mưa rào, nắng ấm đều ngọt nào khi chúa tể muôn loài được sống trong ca vang núi rừng rực rỡ. 

 

Bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi màu trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng: 

 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

 

Cảnh tượng hiện lên rực rỡ với “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng lúc này trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Phải chăng đó là màu của máu đỏ hay là màu của nắng chiều rực rỡ? Theo một lẽ tự nhiên, khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào trong những nghỉ ngơi. Có thể muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khao khát lớn: 

 

“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

“Bí mật” trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này. Khát khao to lớn, khung cảnh hùng vĩ, nguy nga song là dĩ vãng hào hùng xót xa. Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh, biện pháp tu từ như điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ nhằm diễn tả nỗi niềm tâm trạng: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ nhưng cũng là nỗi lòng dân tộc và nỗi niềm khao khát tự do. 

 

Hai khổ thơ thứ hai và thứ ba là dòng hồi tưởng của quá khứ đẹp tươi. Có lẽ, dòng thơ rộn ràng ấy cũng chính là dòng tâm trạng cuộn trào trong thi nhân với bao niềm hoài cảm. Để rồi, quá khứ đẹp tươi len lỏi mình trong thực tại tối tăm để cổ vũ con hổ trong khao khát tự do vô cùng, vô tận. 

11 tháng 7 2016

\(\left(y-15\right)-75=0\)

\(\Rightarrow y-15=0+75\)

\(\Rightarrow y=0+75+15\)

\(\Rightarrow y=90\)

11 tháng 7 2016

( y - 15 ) - 75 = 0

( y - 15 ) = 0 + 75

y - 15 = 75

y = 75 + 15 

y = 90

13 tháng 10 2016

ê,ko trl tin t ak

13 tháng 10 2016

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. 

 

12 tháng 10 2016
Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX ; sau này được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị tưởng chừng dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế, đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu đó đều có cơ sở và lí do tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ què nhà của người đã xa quê và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ ai của người sắp ra đi và chủ đề chính của bài ca dao là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa. Về cách hiểu thứ nhất, người đi xa bộc lộ tình cảm của mình là dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì quen thuộc trong cuộc sống nghèo khó nhưng đầy ắp nghĩa tình. Theo quy luật tâm lí thì quê hương càng trở nên đáng yêu, đáng nhở hơn khi người ta sống xa quê. Ta có cảm tưởng như bài ca dao là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động: Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nào. Bài ca dao mở đầu bằng đại từ anh, lấy anh làm chủ thể với mục đích tập trung tất cả ý tình vào đó: Anh đang sống xa nhà và anh nhớ quê nhà.
Quê nhà không chỉ là đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng hơn. Trong trái tim của mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê ấy. Bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đây là biểu hiện cụ thể của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu cua đồng là món ăn quen thuộc của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Xa quê, nhớ tới mùi vị của những món ăn dân dã ấy, lòng người xao xuyến biết bao và ước mong được trở về sum họp với gia đình lại càng thêm da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh, luống cải hoa vàng rung rinh trong gió xuân dìu dịu; tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều về; hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… nhưng vẫn khiến người ta thương nhớ đến quặn lòng. Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà thật mộc mạc mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ con người gắn bó với khung cảnh quê hương: Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao, Người nông dân ngàn đời nay vẫn gắn liền với cuộc sống dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bề. Nắng, sương thật sự thấm đượm những cuộc đời nghèo khó. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương ấy, con người ấy hỏi làm sao khi xa cách, ta không thương, không nhớ?! Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thứ 3 có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết với người đi xa. Còn ai trong câu thứ 4 thì chỉ có thể là người yêu. Chàng trai xa quê nhớ người yêu trong khung cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một đêm trăng thanh nào đó… Tất cả các kĩ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông. Bài Anh đi anh nhớ là bài ca về tình quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người: Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã được mở rộng hơn nhiều : trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê hương. Dù vậy, bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt cho mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, xứ sở. Về cách hiểu thứ hai nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ, đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà bài ca dao muốn bày tỏ và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý là chàng trai chưa xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai. Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp cho thấy chàng trai vừa giãi bày được lòng mình vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn: Anh đi anh nhớ quê nhà, Ở câu thứ nhất, tuy nỗi nhớ còn chung chung, chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi vọng vì chàng trai xưng anh với cô rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại, khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu mến. Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà ở câu thứ nhất một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc của người nghèo, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thê thôi ư? Cô gái dõi theo lời chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi. Sang câu thứ ba: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng chưa thế khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô? Cách nói của chàng trai như vậy là cách nói lấp lửng, vừa nói vừa thăm dò phản ứng của đối tượng, vừa kìm nén cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chỉ đến khi cảm thấy cô gái đã thuận tình, thuận ý, chàng trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ: Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 

Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đội trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa một lần thổ lộ. Tình yêu của họ  mới ở giai đoạn đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây, khi sắp xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần: Anh đi anh nhớ quê nhà; từ chung đến riêng: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương; từ phiếm chỉ đến xác định: Nhớ ai dãi nắng dầm sương ! Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều rõ. Ai kia chính là cô gái siêng năng, thuần hậu, dãi nắng dầm sương, góp phần cùng bao người làm nên ý nghĩa cuộc sông của chốn quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em đã hóa thân thành quê hương yêu dấu.

12 tháng 10 2016

Tham khảo nhé bạn

 Ca dao có nhiều bài nói về nỗi nhớ. Bài ca dao dưới đây là một trường hợp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

(Chế Lan Viên)

Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả càvới tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơrn

(Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.



 

12 tháng 2 2018

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

- Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

- Cảm xúc tối trước ngày khai trường

- Khung cảnh đường đến trường

- Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

- Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

- Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

- Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp.

17 tháng 9 2021

Tự nhớ mà viết 

Tham khảo đi nha:

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ. Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học... Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé. Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được. Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ! Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo: -Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình. Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác. Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?" Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi: - Con tên gì? - Dạ! Con tên Đực. - Con còn tên Đức nữa phải không? Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá: - Dạ phải rồi ạ! Con quên. - Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi! Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường. Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ! Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp"."

4 tháng 10 2021

Tham khảo :

Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.

 

Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi.

 

Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.

 

Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.