Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tình hình phát triển
Từ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :
Năm | 2000 | 2007 |
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế) | 26.620,1 | 89.378,0 |
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) | 16,3 | 26,4 |
Nhận xét :
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.
* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007
Nhận xét
- Về sản lượng :
+ Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.
Trong đó :
# Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần
# Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần
+ Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt
- Về cơ cấu sản lượng
+ Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.
+ Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt giảm tương ứng.
- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)
b) Phân bố
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau
- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long
- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể
Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho
Gợi ý làm bài
- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.
- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông cho nhân dân.
#Tham khảo
Ngành trồng trọt
- Phát triển vững chắc, cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
- Xu hướng thay đổi hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
a) Cây lương thực
- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
b) Cây công nghiệp
- Vai trò:
+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
+ Bảo vệ môi trường.
- Cơ cấu:
+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.
+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
- Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.
c) Cây ăn quả
- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Tham khảo!
a) Ngành nông nghiệp:
- Sự phát triển:
+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.
+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….
+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.
- Phân bố:
+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...
+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô
b) Ngành lâm nghiệp
- Sự phát triển:
+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.
+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.
- Phân bố: hầu khắp cả nước.
c) Ngành thủy sản
- Sự phát triển:
+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).
+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...
- Phân bố: hầu khắp cả nước.
Lời giải:
a) Ngành nông nghiệp:
- Sự phát triển:
+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.
+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
- Phân bố:
+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.
+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,
+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.
+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.
b) Ngành lâm nghiệp
- Sự phát triển:
+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).
+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.
- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..
c) Thuỷ sản
- Sự phát triển:
+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.
Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
+ Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Bão, gió mùa đông bắc.
+ Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-S.lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 t.tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
a) Nông nghiệp
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.
+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.
+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.
- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.
+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.
- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).
- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:
+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;
+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.
c) Thuỷ sản
- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.
- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...
- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.
- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.
+ Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.
+ Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..
- Khai thác thủy sản :
+ Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
- Nuôi trồng thủy sản :
+ Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.
+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
- Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.
+ Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.
+ Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..
- Khai thác thủy sản :
+ Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
- Nuôi trồng thủy sản :
+ Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.
+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng