K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

SOẠN BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU

(Chế Lan Viên)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

– Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.

– “Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.

II. NỘI DUNG CHÍNH: 

1. Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.

* Ý nghĩa nhan đề:

– Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. 

– Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh

– “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.

* Ý nghĩa lời đề từ: Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.

2. Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2) : 

– Bằng những biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc” – nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân. 

– Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc (anh đi chăng? anh có nghe? sao chửa ra đi?…) à là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.

– Còn là lời tự vấn đầy trăn trở à thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.

-> Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ 

3. Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11): 

– Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như đứa con với mẹ thân yêu “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”…

– Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). 

– Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…(khổ 6,7,8,11). Cách xưng hô gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đó đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.

– Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ – Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

-> Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.

4. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15) : 

– Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12,13).

– Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở công cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).

– Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân..) à bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.

III. NGHỆ THUẬT:

– Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.

– Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.

– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.

IV. KẾT LUẬN:

– Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tậpĐiêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.

3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

5. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

- Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

6. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:

1. Về thể thơ:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.

2. Về hình ảnh:

 

Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.

 

2 tháng 3 2016

Câu 1 :

Muốn thấy được tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du, chúng ta cần đặt các từ ngữ trong mục địch chỉ ra những nét tiêu biểu trong diện mạo hoặc tính cách các nhân vật " Truyện Kiều" cùng lúc so sánh đối chiếu với các từ tương đương, gần nghĩa, đồng nghĩa mà các nhà văn đó đã không sử dụng

Hai nhà văn đã sử dụng các từ ngữ sau đây :

- Kim Trọng : rất mực chung tình

- Thúy Vân : cô em gái ngoan

- Hoạn thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc sinh : sợ vợ

- Từ Hải : chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ

- Tú Bà : nhờn nhợt màu da

- Mã Giám Sinh : Mày râu nhẵn nhụi

- Sở Khanh : chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh : miệng thề "Xoen xoét"

Để thấy được mức độ chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ trên ta dùng cách : Đối với mỗi từ ngữ  dùng cho mỗi nhân vật nêu trên ta có thể hồi tưởng lại những chi tiết tiêu biểu trong " Truyện Kiều" với từng nhân vật đó mà Nguyễn Du đã viết.

Câu 2 :

Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn sau đây của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu :

" Tôi có lấy một ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn từ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của nó, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"

Câu 3 : 

- Từ "Microsoft" là tên riêng của một công ty; từ "cocorruder" là anh từ tự xưng nên giữ nguyên

- Từ "file" cần thay bằng tiếng Việt là tệp tin . Từ hacker có thay bằng tiếng VIệt là kẻ đột nhập trái phép cho dễ hiểu.

 

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Giắc Lân - đơn ( 1876-1916) là một nhà văn Mĩ, sinh ra ở Xan Phran - xi -xcô và trải qua một thời thơ ấu vất vả, từng làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông học ở trường đại học Bơ - cơ - li và bắt đầu sáng tác

Giắc Lân - đơn nổi tiếng với các tác phẩm : Tiếng gọi nơi hoang giã- 1903, Sói biển - 1904, Gót sắt - 1907, Mác - tin I - đơn - 1909....

2. Tác phẩm

Con chó Bấc là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang giã của nhà văn. Trí tưởng tượng cựu kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần

- Mở đầu (đoạn 1)

- Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc ( đoạn 2)

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn (đoạn 3)

Trong 3 phần trên, phần thứ 3 dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục địch chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

2. Thoóc - tơn đối xử với những con chó của mình, đặc biệt là đối với Bấc như thể chúng là con cái của anh vậy. Cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè anh.

Có thể coi Thoóc - tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc - tơn với các ông chủ khác ( Thẩm phán Mi lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc - tơn thực sự chăm sóc Bấc như một người bạn . Điều đó thể hiện ngay trong cách Thoóc - tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới, đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm, rủ rỉ bên tai, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : "Trời đất, đằng ấy hầu như biết nói ấy" . Những biểu hiện ấy chứng tỏ Thoóc - tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả với những con vật của mình

3. Những sự việc hàng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc - tơn và Bấc được tác giả kể rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc - tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường. Anh chăm sóc những con chó như thể chúng là các của anh vậy. Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu được những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực vì quá ngất ngây. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc - tơn cũng như muốn kêu lên tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời. 

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường, cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc - tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc - tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang cho mình tình cảm mà trước đó nó chưa từng nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc - tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ, 'trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thờ đều đều của chủ...." rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả.

4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn "Tiếng gọi nơi hoang giã" nói chung đối với bạn đọc còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà nó gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành lấy của cải, giành giật sự sống cả con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc - tơn là lời ca ngợi những tình cảm nhân văn cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác những đam mê vật chật để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu ngụ ngôn của La phông Ten mà miêu tả con chó như vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy nhiên, dường như ông hiểu thấu tâm hồn nó nên đã miêu tả cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Điều này cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.

18 tháng 2 2016

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Về lịch sử tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay  :  Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

II- Về chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI

1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

 Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.

2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.

3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.

 Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

 

22 tháng 2 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khúc hát ru những em bé lớn trên l­ưng mẹ ngân lên khi đất nước còn đang oằn mình d­ới bom đạn chiến tranh. Đất nư­ớc ấy, trong cảm hứng của Nguyễn Khoa Điềm là "Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại". Đất n­ước trải nhiều đau thương cũng là đất nước của khát vọng hoà bình. Tâm hồn Việt Nam ưa chuộng thơ ca, đất nước Việt Nam luôn vang tiếng hát, trong chiến đấu cam go cũng nh­ khi lao động, trong gian khó cũng nh­ lúc thảnh thơi :

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát

Ng­ười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi...

(Nguyễn Khoa Điềm,

Trích Tr­ờng ca mặt đ­ường khát vọng)

Đó cũng là đất nư­ớc của những khúc hát mẹ ru con ngàn đời. Là cánh cò bay lả bay la trong lời ru con của bà mẹ Bắc Bộ, là gió mùa thu thao thức năm canh trong câu hát bà mẹ phư­ơng Nam,... và, là lời ru của bà mẹ dân tộc Tà-ôi trong khúc hát của Nguyễn Khoa Điềm. Mạch cảm hứng về Đất nước thêm một lần kết tụ, phổ thành tình yêu th­ương con, ước vọng cho con, thành tinh thần chiến đấu, khát vọng tự do của bà mẹ dân tộc trong lời ru ngọt ngào, tha thiết.

Hát ru vốn sống trong dân gian, của dân gian, là tâm tư­, tình cảm của bao ngư­ời, bao đời. Khúc hát của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng có được sức sống ấy, nên cứ ngỡ nó là một sáng tác dân gian !

2. Có thể dễ dàng nhận thấy bài thơ đư­ợc chia thành 3 phần, ba khúc hát, mỗi khúc đư­ợc mở đầu giống nhau bằng hai câu "Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ; Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ" và kết thúc mỗi khúc là lời ru trực tiếp của ngư­ời mẹ. Cũng có thể xem ở mỗi khúc có hai lời ru : "lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ" (Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giaó dục, 2001, tr. 395) Nh­ưng dù là lời ru của mẹ hay lời của nhà thơ thì các câu thơ đều được ngắt nhịp đều đặn ở giữa. Đối với những câu 7 chữ là nhịp 3/4, đối với câu thơ 8 chữ là nhịp 4/4. Như nhịp bước chân, nhịp lên xuống của lư­ng mẹ, như nhịp chày, nhịp tỉa bắp, tra hạt, như nhịp thở ấm nồng,... Nhịp nhàng, đều đặn, dìu dặt là đặc điểm chung về nhịp điệu của hát ru. Nó vừa có tác dụng đưa em bé vào giấc ngủ, vừa là nhịp để ngư­ời mẹ có thể tự sự, giãi bày. Điều đặc biệt ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhịp thơ phù hợp với nhịp hát ru, lại phù hợp với nhịp của những công việc mà người mẹ Tà-ôi làm, đ­ược cảm nhận từ chính em bé trên lư­ng mẹ. Trong địu trên lư­ng mẹ, bé và mẹ hai mà là một.

Mở đầu mỗi khúc ru là lời dỗ dành ngọt ngào :

Em cu Tai ngủ trên l­ưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Ba lần lời dỗ dành ấy cất lên trong ba hoàn cảnh khác nhau. Lần đầu là khi mẹ đang giã gạo :

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời :

Lần thứ hai là khi mẹ đang tỉa bắp :

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Lần thứ ba là khi mẹ đang chuyển lán :

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn

Những câu thơ cho ta thấy hình ảnh một người mẹ chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực và hết lòng với kháng chiến. Con nằm trên lưng mẹ mà có khác gì con đang nằm trong bụng mẹ. Mẹ giã gạo, nhịp chày là nhịp ru con. Mẹ tỉa bắp, nhịp tỉa bắp là nhịp đư­a con vào giấc ngủ. Mẹ đạp rừng chuyển lán, con chẳng rời mẹ, để con bình yên trong nhịp chân của mẹ. Ngư­ời mẹ Tà-ôi địu con trên lưng mà giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi, đạp rừng chuyển lán. Cả bài thơ chỉ có một vài hình ảnh gợi tả hình dáng ngư­ời mẹ (Vai mẹ gầy... , ... lưng mẹ thì nhỏ). Như­ng tình cảm của ngư­ời mẹ, lòng thư­ơng yêu con, những việc làm của mẹ cho con, cho kháng chiến lại đ­ợc thể hiện sinh động, rõ nét. Cho nên ngư­ời đọc vẫn thấy chân dung người mẹ hiện ra cụ thể, chân thật. Chân dung tinh thần ấy càng trở nên đẹp đẽ, giàu sức lay động trong những lời ng­ời mẹ hát lên, tiếng hát tha thiết từ trái tim. Mặt trời, ánh sáng, những cái mà cây không thể thiếu, là phía hoa lá hướng về thì nằm trên đồi. Mặt trời, niềm tin và hi vọng của mẹ, là bé đang nằm trên lưng. Hình ảnh ẩn dụ (Mặt trời của mẹ) đã diễn tả sâu sắc ý nghĩa của con trong sự sống của mẹ. Ước mơ, khát vọng của mẹ hướng cả về con. Trong lời ru, mẹ giãi bày, thổ lộ ước mơ, khát vọng ấy :

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ th­ương a-kay, mẹ thư­ơng bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát m­ời Ka-lưi...

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất n­ớc

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự do...

Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, lời ru của người mẹ gửi gắm những ư­ớc mơ khác nhau. Song tất cả đều là ­ước vọng về con trong tư­ơng lai. Mẹ giã gạo, lời ru nhắn nhủ con hãy chắp ­ước mơ của mẹ cho "gạo trắng ngần", ước mơ mai sau con trưởng thành với sức vóc "vung chày lún sân". Mẹ tỉa bắp trên núi, lời ru nhắn nhủ con hãy chắp ước mơ của mẹ cho "hạt bắp lên đều", mong ước mai sau con lớn có đư­ợc sức mạnh có thể "phát m­ười Ka-lưi". Và trong khúc ru cuối bài thơ, là ư­ớc vọng của ngư­ời mẹ về ý chí, niềm tin vào tương lai chiến thắng, là mong mỏi con sẽ chắp ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ, khao khát Tự do cho đất nước, Tự do của mẹ, Tự do cho con.

 Câu hát mỗi lúc một bay cao hơn, ước mơ của người mẹ mỗi lúc một lớn hơn, vư­ơn tới những điều đẹp đẽ, cao cả hơn, và niềm tin vững chắc, hi vọng vào t­ương lai cũng theo đó mà bay bổng, mang dáng vóc của anh hùng ca :

- Mai sau con lớn vung chày lún sân

- Mai sau con lớn phát mười Ka-lư­i

- Mai sau con lớn làm người tự do.

3. Trong sức mạnh "xẻ dọc Trường Sơn" năm xư­a, bư­ớc chân nào là bư­ớc chân của người mẹ Tà-ôi ?! Sức mạnh thần kì ấy bắt nguồn từ những nhọc nhằn, gian khó, từ những ước mơ của các mẹ đấy thôi ! Đất n­ước hài hoà nồng thắm, các mẹ lại hát ru muôn đời.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Dân tộc ta có những truyền thống cao quí mà nổi bật là truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Truyền thống ấy được phát huy từ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền đồng bằng cho đến vùng rừng núi.

Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện truyền thống ấy một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. Những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung.

2. Cách đọc:

- Đọc kĩ bài thơ và phần chú thích trong sách giáo khoa.

- Đọc diễn cảm cả bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp trong các câu thơ để diễn tả tình cảm yêu thương tha thiết của người mẹ Tà-ôi với con và với cách mạng thể hiện qua lời ru dịu dàng, đằm thắm.

 

22 tháng 2 2016

 

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

 

 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng"(Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).

 

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.  

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

2. Tóm tắt: 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.

- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.

- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

22 tháng 2 2016

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

truyen thuyet con rong chau tien

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

loading...
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
– Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.

– Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

Con lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

2. Cách đọc

Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...

Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.

3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:

-                                        Đường vô xứ Huế quanh quanh,

                                 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…

(Ca dao)

-                               … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

                                Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Ca dao)

- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.

    (Mai Văn Tạo)

- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

20 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Đặng Thai Mai sinh  ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 

Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới

2. Tác phẩm

Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2)  : Nêu luận điểm khái quát

- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :

    + Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài

    + Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt

2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở  sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....

4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

 

22 tháng 2 2016

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời

–    Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
–    Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
–    Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
•    Mẹ mất sớm
•    Không được ở với cha
->     Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
->    ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
–    Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
–    Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
–    Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu  hạnh phúc gia đình
b.    Sự nghiệp
–    Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
–    Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
–    Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2.    Bài thơ
a.    Hoàn cảnh sáng tác
–    Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
–    Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b.    Bố cục: 3 phần
–    Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
–    Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
–    Còn lại: tình yêu và khát vọng
c.    Hình tượng
–    Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Sóng biển và tình yêu

–    Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” ><  “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
->   Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
–    Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
->    Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2.    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
–    Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: 
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
–    Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
–    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
->    Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
–    Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi

26 tháng 2 2016

Ngữ văn lớp 12