K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

 

2. Tác phẩm

Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).

Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo.

2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.

3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.

- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.

Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.

8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi

Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu chồng mọc ngược, cho là không tốt, định lấy dao khâu xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính, thấy thế bèn vu cho Thị Kính tội có ý giết chồng. Rồi mặc cho Thị Kính tha hồ van xin, Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng ông gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào nhà trong để mặc hai bố con ôm nhau than khóc rồi đưa nhau về.

2. Cách đọc

Chèo được viết ra để diễn. Với một vở chèo cổ như Quan Âm Thị Kính, các nhân vật đối đáp bằng những giọng điệu phức tạp (hát lệch, nói đếm, hát sắp, nói lệch,...), rất khó để thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật trên sân khấu. Để khắc phục, người đọc cần căn cứ vào diễn biến sự kiện để hình dung tâm trạng của các nhân vật, từ đó xác định giọng điệu tương đối phù hợp (tất nhiên là chỉ với yêu cầu đọc).

3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. 

 

Từ nội dung của vở chèo, thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức và không thể nào giãi bày được.  

20 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

- Trong lịch sử nghệ thuật chèo, "Quan Âm Thị Kính"  là vở diễn rất nổi tiếng tiêu biểu cho sân khấu chèo về phương diện : tích truyện, nhân vật, kịch tính, làn điệu.....Tích truyện trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính"  được khai thác từ truyện Nôm " Quan Âm tân truyện" (còn gọi là "Quan Âm Thị Kính" ) và từ lâu được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích " Nỗi oan hại chồng" thuộc phần một của vở chèo. Thiện Sĩ đang ngủ, Thị Kính thấy sợi râu chồng mọc ngược, tiên đang may vá toan lấy dao khâu xén đi. Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, hoảng sợ hô toáng lên. Sùng ông, Sùng bà không nghe lời Thị Kính giải thích, nhất quyết đổ cho nàng tội có ý giết chồng, đuổi về nhà bố mẹ đẻ.

Đoạn trích thể hiện sâu sắc mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình mà nạn nhân trực tiếp của mâu thuẫn là người phụ nữ, những người có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu biết bao khổ cực, oan trái. Thị Kính là con nhà nghèo, về làm dâu nhà giầu, chỉ vì vô tình mà mang tiếng giết chồng, một nỗi oan không thể gột rửa, không thể thanh minh, cuối cùng đành xuống tóc đi tu mà vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt. Đây là hình tượng điển hình cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" có năm nhân vật : Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo :

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ  chính.Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

2. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên đó là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sỹ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị, Thị Kính đã toan láy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

3. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động, nghèo khổ :

- Về hành động : Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (Một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay, đẩy Thị Kính ngã khịu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ : Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ với con, cũng không phải là của mẹ chồng đối với con dâu của mình. Trong lời mắng chửi, bà luôn nhấn mạnh về sự đối lập giữa hai giai cấp, đến sự không "môn đăng hộ đối" giữa hai gia đình

Lời lẽ hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người độc ác và tàn nhẫn, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

4. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần là hướng đến mẹ chồng và chồng. Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là con dâu trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự thông cảm, nhưng đó lại chỉ là lời của Mãng ông. Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

5. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thỏa, trước khi đuổi , chúng còn bày một màn kịch độc ác  làm cho cha con Thị Kính phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nó : "- Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu !"

Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh : "- Đây này ! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này !". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dũi ngã Mãng ông rồi bỏ vào trong nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy lên cao nhất : Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị mắng chửi, hành hạ mà còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hoàn cảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những con người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn xã hội cũ.

6. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt tay. Hình ảnh này cho ta nghĩ đến bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời

Việc Thị Kính giả trai đi tu càng khẳng định sự bế tác của con người trong xã hội. Bên cạnh đó nó còn thể hiện một quan điểm định mệnh, cho rằng mình khổ là do số kiếp, từ đó tìm về cửa Phật để tu tâm, tu đức. Nó cũng cho ta thấy một điều : Con người thời bấy giờ chưa đủ sức, đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh, trái lại phải cam  chịu, coi nỗi khổ của mình như một lẽ đương nhiên. Điều đó làm cho tâm hồn của họ càng trở nên yếu đuối và ngày càng thụ động truwocs hoàn cảng ngặt nghèo.

Diễn biến tiếp theo của vở chèo cho thấy đi tu không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi nỗi đau khổ thực tại. Cải trang làm chú tiểu, Thị Kính lại bị Thị Mầu vu oan cho cái tội làm cho thị mang thai. Thị Kính bị đuổi ra khỏi tam quan, rốt cuộc vẫn không thoát khỏi được kiếp trầm luân khổ ải.

. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng

- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà

 

- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.

Đọc hiểu chi tiết:

1. Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng

- Khung cảnh gia đình:

   + Chồng dùi mài kinh sử để nhập hội long vân

   + Vợ ngồi khâu quần áo, dọn kỉ cho chồng, quạt cho chống nghỉ

⇒ Khung cảnh gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Thị Kính dịu dáng, hết mực thương yêu, quan tâm chồng

- Thị Kính thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng:

   + Tâm trạng: băn khoăn

   + Suy nghĩ: trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta, dạ thưa chồng lòng thiếp sao an

   + Hành động: cầm dao khâu xén chiếc râu

- Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên

2. Thị Kính bị nhà chồng vu oan và phải theo cha về nhà

- Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ

- Sùng bà:

 

   + Nói về nhà mình: giống nhà bà đây giống phượng giống công, nhà bà đây cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng

⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo

   + Nói về Thị Kính: liu điu lại nở ra dòng liu điu, mày là con nhà ốc, cả gan say hoa đắm nguyệt, dụng tình bất trắc, gái say trai lập chí giết chồng,mặt trơ như mặt thớt,…

⇒ Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục

 

   + Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa đầu lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống…

⇒ Thô bạo, tàn nhẫn

- Thị Kính:

   + Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được

   + Hành động: theo cha về nhà, đi theo cha mấy bước,quay vào nhìn từ tràng kỉ đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay

⇒ Sự bất lực của Thị Kính

3. Thị Kính từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi tu hành

- Cuộc sống sau khi bị oan:

   + Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được

   + Xấu hổ không về được nhà cha mẹ

   + Không thể lấy người khác

   + Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính

   + Minh oan không ai tin

⇒ Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc

- Thị Kính quyết định giả dạng nam nhi để đi tu

- Ý nghĩa hành động đi tu của Thị Kính:

   + Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính

   + Tiêu cực: Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu

⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ.

22 tháng 2 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:

- Không có kính, rồi xe không có đèn,

- Không có mui xe, thùng xe có xước…

Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

…Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ “ sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn  trời, nhìn thẳng.

     Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ . Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “ừ” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:

- Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

3. Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời thể hiện nổi bật tinh thần tự tin, tươi trẻ của lớp lớp thanh niên Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn một thời oanh liệt. Khi đọc, cần chú ý:

- Tinh thần ung dung của người lính sẵn sàng ra trận, thể hiện trong tiết tấu các câu thơ:

 Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

- Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:

Không có kính, ừ thì có bụi

                Không có kính, ừ thì ướt áo

Không có kính, rồi xe không có đèn.

17 tháng 3 2016

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Thể loại

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

2. Tác phẩm

Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).

Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo.

2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.

3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.

- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.

Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.

8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi

Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.


haha

2 tháng 3 2017

QUAN ÂM THỊ KÍNH I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 120) - Thiện Sĩ, con Sùng ông và Sùng bà kết duyên cùng Thị Kính là con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về cha mẹ ruột. 2. (Câu 3, Sgk tr 120) - Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. - Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo. - Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến. - Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường. - Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc. - Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên. 3. (Câu 5, Sgk tr 120) - Liệt kê hành động của Sùng bà: * Dúi đầu Thị Kính ngã xuống. * Bắt thị Kính ngửa mặt lên. * Không cho Thị Kính phân bua. * Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống. Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu. - Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà: Về phía mình, bà nói: * Giống nhà bà đây giống phượng giống công. * Nhà bà đây cao môn lệch tộc. * Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói: * Tuồng bay mèo mả gà đồng. * Mày là con nhà cua ốc. * Liu diu lại nở ra dòng liu điu * Đồng nát thì về Cầu Nôm. Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra. 4. (Câu 6, Sgk tr 120) - Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng. * Lần thứ nhất, với mẹ chồng: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! * Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi! * Lần thứ ba, với chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn. * Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông: Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực: Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào! 5. (Câu 7, Sgk tr 120) - Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về. - Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn. - Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc. - Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ. 6. (Câu 8, Sgk tr 120) - Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi). - Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau: * Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực. Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ. II. LUYỆN TẬP Chủ đề của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” - Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. - Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

20 tháng 2 2016

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

 Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

2. Tác phẩm

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày.

- Nhà ở.

- Việc làm.

- Lời nói, bài viết.

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.

+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...

2. Cách đọc

Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).

3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè ngon mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

        (Cảnh rừng Việt Bắc)

 

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.

 

20 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phạm Văn Đồng (01/3/1906) ở làng Thi Phổ Nhất, bây giờ thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là nhà hoạt động chính trị, nhà văn hoá lớn của Việt Nam.

2. Tác phẩm

Bài này được trích từ bài " Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại", diễn văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-5-1970)

II. Trả lời câu hỏi

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn. "Đức tính giản dị của Bác Hồ....Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn  của Hồ Chủ tịch" .  Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên phương diện : 

- Bữa ăn hàng ngày

- Nhà ở

- Việc làm 

- Lời nói, bài viết

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể :

- Mở bài : Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác

- Thân bài : Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

                  + Bữa ăn thanh đạm, giản dị

                  + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

                  + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận :Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hòa hợp tuyệt với với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác

                  + Giản dị trong lời nói, bài viết

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết.... Các dẫn chứng đều cụ t hể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc đẻ bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề.Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn :

- Luận điểm ngắn ngọn, tập trung

- Luận cứ xác đáng, toàn diện

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

Con lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

2. Cách đọc

Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...

Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.

3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:

-                                        Đường vô xứ Huế quanh quanh,

                                 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…

(Ca dao)

-                               … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

                                Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Ca dao)

- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.

    (Mai Văn Tạo)

- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

20 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Đặng Thai Mai sinh  ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 

Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới

2. Tác phẩm

Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2)  : Nêu luận điểm khái quát

- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :

    + Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài

    + Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt

2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở  sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....

4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

 

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.

 

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.

Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,... truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.

2. Tác giả

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.

Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. TrongSống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.

- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

2. Theo định nghĩa về phép tương phản:

a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".

c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.

d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.

b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.

 

c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.

4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài.  Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".

 

2. Cách đọc

Trong một truyện ngắn, giọng điệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá trị của tác phẩm. Với đặc trưng hàm súc, tác giả truyện ngắn tận dụng tối đa những lợi thế của giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình, đồng thời khắc hoạ đời sống một cách sâu sắc. Từ giọng điệu của tác giả cho đến giọng điệu của các nhân vật, khi đọc cần chú ý thể hiện sinh động và chính xác. Cụ thể, trong truyện ngắn này có những nhân vật chủ yếu sau:

- Giọng người kể chuyện (về mặt nào đó có thể coi là giọng của tác giả): mỉa mai, châm biếm khi viết về nhân vật "quan lớn", xót thương khi miêu tả thảm cảnh mà dân chúng đang gặp phải.

- Giọng quan phụ mẫu: vừa hách dịch (khi sai bảo) vừa thờ ơ (khi nghe nói đến cảnh lũ lụt).

- Giọng nha lại, thầy đề: nịnh nọt, xun xoe,...

3. Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:

Hình thức ngôn ngữ

Không

Ngôn ngữ tự sự

X

 

Ngôn ngữ miêu tả

X

 

Ngôn ngữ biểu cảm

X

 

Ngôn ngữ người kể chuyện

X

 

Ngôn ngữ nhân vật

X

 

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

X

 

Ngôn ngữ đối thoại

X

 

 

4.* Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể tháy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.

20 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phạm Duy Tốn ( 1883-1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, Hà Tây nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông viết văn, làm báo và có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại

2. Tác phẩm

Bằng lời văn cụ thể, sinh động, băngg sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp, "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thông trước cảnh " nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền

II. Trả lời câu hỏi

1. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" có thể chia làm 3 đoạn :

- Đoạn 1 : Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân

- Đoạn 2 : Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê

- Đoạn 3 : Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu

2. Theo định nghĩa về phép tương phản :

a) Hai mặt tương phản cơ bản trong "Sống chết mặc bay" : Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đe ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hêt, mặc dân sống chết khi vỡ đê.

b) Những người dân hộ đê : Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống , nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét : "tình cảnh trông thật thảm".

c) Viên quan đi hộ đe thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi, có người hầu hạ. Quan gắt khi có người báo tin vỡ đê. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc do dân rơi vào cảnh đê vỡ.

d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê cờ bạc. Những người dân thì phải dầm mưa, gội gió nhọc nhằn, chống trọi với thiên nhiên.

3.

a)  Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy cấp của khúc đê. Mưa mỗi lúc tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức mệt lả.

b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm của viên quan. Gã không cùng dân chống đỡ mà ngồi mát ăn bát vàng chơi cờ bạc. Lại còn quát tháo khi bị làm phiền, đòi bỏ tù người dân báo tin vỡ đê.

c)  Sự kết hợp tương phản và tăng cấp đã tố cáo, phê phán hành động ham mề bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu chỉ ham đánh bài thì đó chỉ là một thói xấu trong sinh hoạt. Nhưng y đánh bài trong khi thi hành nhiệm vụ, liên quan đến tính mạng và tài sản của con người thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài mà sung sướng là lẽ thường tình nhưng y lại sung sướng đúng lúc bao người dân khổ sở thì đây là một hành động vô nhân tính. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất  tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.

4 - Giá trị hiện thực của truyện "Sống chết mặc bay" là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò "cha mẹ" người dân nhưng chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ

- Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của quan lại

- Giá trị nghệ thuật : Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác  giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu ca, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và người dân.

 

21 tháng 2 2016

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

– Không thầy đố mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

– Một mặt người bằng mười mặt của.

– Học thầy không tày học bạn.

– Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

 

20 tháng 2 2016

Trả lời câu hỏi

1. Đọc

2. Phân tích từng câu tục ngữ

- Câu 1 : đề cao giá trị của con người

- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người

- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp

- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa

- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy

- Câu 6 : Đề cao việc học bạn

- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn

- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả

- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.

- Không thầy đố mày làm nê

- Học thầy không tày học bạn

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ  cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :

a) Diễn đạt bằng so sánh :

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa

Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt  và hoàn cảnh giao tiếp

 

 

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.