K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2016

a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000-2007

* Tình hình sản xuất 

Năm200020052007
Diện tích (nghìn ha)7.6667.3297.207
Sản lượng lúa (nghìn tấn)32.53035.83235.942
Năng suất lúa ( tạ/ha)42,448,949,9
Bình quân lúa theo đầu người ( kg)419431422

* Nhận xét :

- Diện tích gieo trồng lúa giảm

- Năng suất lúa tăng khá

- Sản lượng lúa tăng.

- Tuy dân số tăng nhanh nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng thực bình quân đầu người vẫn tăng

* Phân bố cây lúa :

- Cây lúa  được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước do đây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiêt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa.

- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương khác nhau :

    + Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90% : bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) và thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân.....thuận lợi cho việc trồng lúa.

     + Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (KomTum, Gia Lai, Đăklăc, Đăknong, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn..), một số tỉnh ở Đông Nam Bộ ( Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước.... không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó , tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương.

     + Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn). Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ

b) Nguyên nhân :

- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ trốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.

- Đường lối chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước , đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật ruộng đất mới.

- Đầu tư : cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thủy lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa giống mới  vào trồng đại trafphuf hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Thị trường tiêu thụ rộng rãi

c) Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên : thiên tai như bão lũ, hạn hán, sâu bệnh..... ảnh hưởng xấu đến sản xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

    + Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

    + Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế

    + Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động

    + Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa, mở rộng diện tích xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật  và cơ sở hạ tầng ...

 

24 tháng 11 2018

Gợi ý làm bài

a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007

* Tình hình sản xuất

Ghi chú: trang Atlat 15, dân sô nước ta năm 2000: 77,63 triệu người, năm 2005: 83,11 triệu người, năm 2007: 85,11 triệu người.

Nhận xét:

Diện tích gieo trồng lúa giảm liên tục, từ 7666 nghìn ha (năm 2000) xuống còn 7207 nghìn ha (năm 2007), giảm 459 nghìn ha.

- Năng suất lúa tăng liên lục, từ 42,4 tạ/ha (năm 2000) lên 49,9 tạ/ha (năm 2007), tăng gấp 1,17 lần. Nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp thâm canh.

- Sản lượng lúa tăng liên lục, từ 32530 nghìn tấn (năm 2000) lên 35942 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,1 lần, chủ yếu là do tăng năng suất.

- Tuy dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng trong giai đoạn 2000 - 2005, từ 419 kg/người (năm 2000) lên 431 kg/người (năm 2005), sau đó giảm xuống còn 422 kg/người (năm 2007) do diện tích gieo trồng lúa giảm.

* Phân bố cây lúa

- Cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước (tỉnh nào cũng có trồng lúa gạo) do dây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa. Vì vậy, lúa gạo được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương có sự khác nhau.

+ Những tỉnh có diện lích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90%: bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định). Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân,... thuận lợi cho việc trồng lúa.

+ Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yen Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn), một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước,... không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó, tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương.

+ Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn): Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b) Nguyên nhân

- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển sản xuât nông nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật ruộng đất mới.

- Đầu tư: cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thuỷ lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước).

c) Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên: thiên tai (như bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh,...) có ảnh hưởng xấu tới sản xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

+ Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.

+ Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hoá, mơ rộng diện tích xây dựng các cơ sơ vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng,...

13 tháng 2 2016

a) Vùng sản xuất lúa lớn nhất ở nước ta  là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

b) Nguyên nhân dẫn đến hình thành các vùng trọng điểm lúa

- Điều kiện tự nhiên : 

    + Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng

    + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

    + Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú

- Điều kiện kinh tế - xã hội

    + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa

    + Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất - kĩ thuật không ngừng được tăng trưởng

    + Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng

30 tháng 9 2016

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.


 

1 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a) Vùng sản xuất lúa lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Nguyên nhân hình thành các vùng trọng điềm lúa

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa.

+ Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất - kĩ thuật không ngừng được tăng cường.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

9 tháng 3 2022

Tham khảo

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: . * Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước. • Địa hình tương đối bằng phẳng. • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện dân cư- xã hội: • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng). * Khó khăn: • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. . • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.

9 tháng 3 2022

Refer'

a. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp

thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta trong sản xuất nông nghiệp:

            - Thuận lợi:

            + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nóng ẩm , mưa nhiều tập trung theo mùa.

=> Cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh; dễ dàng tiến hành các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ.

            + Khí hậu phân hoá phức tạp theo không gian, theo thời gian, theo mùa.

=> Phát triển đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới

            - Khó khăn:  Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra

            + Thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thiên tai bất thường xảy ra: Bão, lũ, lụt, mưa đá, sương

muối…….

            + Độ ẩm lớn, sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển mạnh…

 

b. Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta

- Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi là: đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,.

c. Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta

 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên  trung du, miền núi cũng như  khu vực nông thôn.

 

3 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Tình hình sản xuất lúa:

+ Diện tích gieo trồng biến động. Một số nguyên nhân: thay đối cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, vấn đề phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp khai hoang...

+ Năng suất và sản lượng tăng mạnh. Nguyên nhân liên quan đến chuyến đổi cơ cấu mùa vụ, nâng cao năng suất cây trồng...

+ Bình quân đầu người cao, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

+ Tập trung lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là những đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng lúa.

- Năng suất lúa tăng mạnh do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, sử dụng đại trà các giống mới.

23 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển

 Từ biểu đồ cơ cấu giá trị  sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :

                    Năm     2000     2007
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế)26.620,189.378,0
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)16,326,4

Nhận xét : 

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

Nhận xét 

- Về sản lượng :

  + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

Trong đó :

     # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

     # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

  + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

- Về cơ cấu sản lượng

  + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

  + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

b) Phân bố

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể