Chứng minh rằng khí hậu, thủy văn nước ta có sự phân hóa đa dạng ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khí hậu núi cao và núi thấp: Việt Nam có nhiều dãy núi cao, như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và dãy Trường Sơn ở phía Trung và Nam. Khí hậu ở những nơi này thường lạnh hơn so với các khu vực thấp hơn, và có mùa đông rõ rệt.
- Khí hậu biển và đất liền: Các khu vực ven biển có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới đến cận nhiệt đới, trong khi các khu vực nội đất có thể có khí hậu khô hanh hơn và trải qua các mùa khác nhau.
- Tác động của gió mùa: Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa Đông và gió mùa Tây, dẫn đến sự biến đổi mùa khá rõ rệt. Mùa mưa và mùa khô thay phiên nhau, tạo ra sự đa dạng về mùa trong năm.
- Địa hình đa dạng: Việt Nam có sự biến đổi địa hình từ vùng biển đến núi cao và thung lũng, làm cho khí hậu thay đổi theo độ cao và địa hình, ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa.
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam, nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, giữa Đông Bắc Á, ảnh hưởng đến lưu vùng của các dòng sông và hồ nước, cũng làm cho khí hậu đa dạng và phức tạp hơn.
Vì Sự đa dạng của khí hậu ở Việt Nam là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố trên và còn phụ thuộc vào địa hình, vị trí địa lý và tác động của các hệ thống khí tượng lớn như gió mùa. Điều này đã tạo ra một phong cách sống đa dạng và đa vùng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, người dân và nền kinh tế của quốc gia.
a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.
- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô, kiểu nhiệt đới gió mùa.
b) Giải thích
- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.
1. Phân Hóa Bắc-Nam:
- Khí hậu Bắc: Khu vực Bắc Bộ và miền núi phía Bắc (như Sapa, Lào Cai) có mùa đông lạnh và khô, với nhiệt độ thấp và nhiều mưa vào mùa hè. Mùa đông ở Hà Nội và các khu vực lân cận thường lạnh và khô.
- Khí hậu Trung: Trung Bộ có mùa đông ấm áp hơn so với Bắc Bộ nhưng mưa ít hơn. Khí hậu nơi đây thường khá nóng và khô vào mùa hè.
- Khí hậu Nam: Miền Nam (đặc biệt là các tỉnh ven biển) có khí hậu nhiệt đới, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh có mùa khô vào tháng 12-4 và mùa mưa vào tháng 5-11.
2. Phân Hóa Theo Đai Cao:
- Khí hậu Đồng Bằng và Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khu vực này thường nằm ở độ cao thấp và có nhiệt độ mùa hè và mùa đông không chênh lệch nhiều. Khí hậu nơi đây thường ẩm ướt và nhiệt đới.
- Khí hậu Miền Núi: Các khu vực núi, như Tây Bắc và Tây Nguyên, có độ cao lớn hơn và thường có khí hậu mát mẻ hơn. Mùa đông ở các vùng này thường lạnh hơn và khô hơn so với đồng bằng.
- Khí hậu Cao Nguyên: Được hình thành trên độ cao cao hơn, như Cao Nguyên Tây Nguyên, có khí hậu mát mẻ và lạnh vào mùa đông, và mưa nhiều vào mùa mưa.
Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?
🥴
Khí hậu Việt Nam có đặc điểm chung là nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng bởi hệ thống gió mùa Đông và gió mùa Hè. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam được chứng minh thông qua sự khác biệt về nhiệt độ, lượng mưa và đặc điểm khí hậu giữa các vùng miền như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và các vùng núi cao, đồng bằng, và ven biển.
- Khí hậu châu á phân hóa thành 5 đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam (Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
- Đới khí hậu cực và cận cực
- Đới khí hậu ôn đới
- Đới khí hậu cận nhiệt
- Đới khí hậu nhiệt đới
- Đới khí hậu xích đạo
* Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
- Khí hậu gió mùa:
+ Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+ Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
- Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
- Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa
Tham khảo:
- Theo độ cao địa hình, khí hậu phân hóa thành các đai khí hậu:
+ Đai nhiệt đới gió mùa: Từ 0 m đến 600 - 700 m ở miền Bắc và 0 m đến 900 - 1000m ở miền nam. Khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm.
+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: Ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: độ cao trên 2600m; nhiệt độ: <15℃, nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
- Ví dụ: ở Sapa khi nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fan-xi-păng.
THAM KHẢO
* Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.
- Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ) làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.
- Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.
- Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.
Tham khảo
* Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.
* Chứng minh:
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc):khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào nam):khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
- Khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:
+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.
+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao:ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu là: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:(miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:(từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C.
- Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn có sự phân hóa theo mùa:
+ Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam.
+ Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
- Khí hậu :
+ Phân hóa thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã : Miền khí hậu phía Bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ; miền khí hậu phía Nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo.
+ Phân Hóa thành các đai khí hậu theo địa hình : nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. Bên cạnh sự phân hóa trên, khí hậu còn có sự phân hóa thành các vùng, kiểu khí hậu địa phương.
- Thủy văn : phân hóa thành 3 miền
+ Miền thủy văn bắc bộ : hướng chảy chung tây bắc - đông nam, lũ vào mùa hạ, cạn vào mùa đông...
+ Miền thủy văn Đông Trường Sơn : hướng chảu chung tây - đông, mùa lũ lệch vào thu đông, có lũ tiểu mãn...
+ Miền thủy văn Tây Nguyên và Nam Bộ : lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh rơi vào tháng 9-10...
- Sự phân hóa khí hậu, thủy văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển - đảo và đất liền, giữa các bộ phận biển - đảo