Anh (chị) hãy:
1. Phân tích vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta ?
2. Phân tích các điều kiện để phát triển cây công nghiệp?
3. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
*Thuận lợi
-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn
-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi
-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô
*Khó khăn
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất
-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai
b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên
-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)
-Cà phê
+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước
+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất
+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk
+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao
-Chè
+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước
+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước
-Cao su
+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước
+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
-Điều
+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước
+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông
c) Các giải pháp chính
-Giải pháp về nguồn lao dộng
+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ
+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc
-Giải pháp về đầu tư
+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải
+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)
-Giải pháp về tổ chức, quản lí
+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp
+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...
-Các giải pháp khác
+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất
+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động
+Mở rộng thị trường xuất khẩu
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
Tham khảo:
1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.
- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.
- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.
2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức
- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.
- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…
+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.
3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:
+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.
+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.
+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.
+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?
Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.
Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?
Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.
1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)
- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:
Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…
Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.
Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…
+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.
+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
hình như đây là CN mà