Trong một thí nghiệm Y - âng, hai khe S1 , S2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân được quan sát qua một kính lúp, trong đó có một thước đo cho phép ta đo các khoảng vân chính xác tới 0,01 mm (gọi là thị kính trắc vi). Ban đầu, người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị 2,88 mm. Tính bước sóng của bức xạ ?
A.0,54 \(\mu m.\)
B.0,5 \(\mu m.\)
C.0,65 \(\mu m.\)
D.0,35 \(\mu m.\)
Kính lúp đóng vai trò chính là màn hứng.
Lúc đầu: \(i = \frac{\lambda D}{a}= \frac{2,4}{16}= 0,15mm.(1)\)
\(i' = \frac{\lambda (D+0,3)}{a}= 0,24mm.\)
=> \(\frac{i}{i'}= \frac{D}{D+0,3}= \frac{5}{8}.\)
=> \(D = 0,5m.\)
Bước sóng của bức xạ là \(\lambda = \frac{ai}{D} = \frac{1,8.0,15}{0,5}=0,54 \mu m.\)
em lại cứ tưởng cái kính lúp đáng sợ lắm