Một hợp chất có công thức XY2, X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Vị trí của X, Y trong BTH là:
A.X: Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA; Y: ô số 18, chu kì 2, nhóm VIA
B.X: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA; Y: ô số 15, chu kì 3, nhóm VA
C.X: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA; Y: ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
D.X: Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA; Y: ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
X: P, N, E ; Y: P’, N’, E’
Ta có: P=N=E và P’=N’=E’
Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên: X/2Y = 50/50 → (P+N)/2(P’+N’) = 1 → P=2P’.
Số proton trong XY2 là 32 nên P+2P’=32
→ P=2P’ và P+2P’=32 => P=16 và P’=8 → Hợp chất SO2
S: 1s22s22p63s23p4 => Ô 16, chu kì 3, nhóm VIA
O: 1s22s22p4 => Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA